Khoảng 350 tế bào thần kinh nằm dọc các xúc tu giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường kể cả khi bị chặt đứt.
Tổ tiên gần nhất mà chúng ta có chung với loài bạch tuộc đã tồn tại 500 triệu năm trước. Tại sao chúng vừa có nhiều điểm giống người lại vừa có nhiều điểm giống “người ngoài hành tinh” vậy? Mặc dù có nhiều xúc tu với nhiều giác hút, không có xương, bạch tuộc có mắt, não và trí tò mò y hệt chúng ta.
Trong sử sách cũng như những nghiên cứu về hành vi, trí thông minh của bạch tuộc luôn có một vị trí nhất định. Chúng có khả năng nhận thức qua các cơ chế tiếp nhận, xử lý, biến đổi, ghi nhớ thông tin và đưa ra quyết định hành động.
Từ góc nhìn hành vi học, khả năng thích nghi và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh mới của một cá thể là một dấu hiệu nhận biết khả năng nhận thức tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch tuộc có khả năng linh hoạt trong hành vi cao, bất kể ở môi trường bản địa hay trong phòng thí nghiệm.
Xúc tu là nơi tập trung nhiểu tế bào thần kinh của bạch tuộc. (Ảnh: Science Alert).
Nghiên cứu mới về khả năng phản ứng nhanh nhạy với con mồi và kẻ thù cho thấy sự thông minh của bạch tuộc vừa được các nhà khoa học công bố tại Hội nghị khoa học sinh học 2019 tổ chức cuối tháng 6 tại Mỹ. Nghiên cứu được thực hiện trên bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) và bạch tuộc đỏ Đông Thái Bình Dương (Octopus rubescens). Chúng có khoảng 500 triệu tế bào thần kinh, trong đó có khoảng 350 triệu tế bào thần kinh nằm dọc trên các xúc tu. Điều này giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường và các yếu tố xung quanh như kẻ thù và con mồi.
"Bộ não bạch tuộc không thể kiểm soát 8 xúc tu và những chuyển động phức tạp của chúng. Các xúc tu chỉ cần gửi thông tin tới bộ não mà không cần bộ não xử lý", nhà khoa học thần kinh Dominic Sivitilli, Đại học Washington cho biết.
Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật theo dõi hành vi và ghi chép thần kinh để hiểu rõ hơn cách các neuron thần kinh ở xúc tu tiếp nhận và xử lý thông tin khi bạch tuộc di chuyển để săn mồi và khám phá. Họ phát hiện rằng những giác hút và giác quan của bạch tuộc tiếp nhận thông tin rất nhanh nhạy, chúng xử lý và ra hiệu cho bạch tuộc thực hiện hành động mà không cần tới sự can thiệp của bộ não.
Những nghiên cứu này đã chứng minh rằng bộ não và xúc tu của bạch tuộc hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Kể cả khi bị cắt đứt, các xúc tu vẫn có thể cử động và di chuyển được.
Thông minh, nhưng chưa phải là nhất
Bạch tuộc đạt mọi tiêu chí đánh giá về khả năng thông minh: khả năng thu thập thông tin linh hoạt, học hỏi, xử lý thông tin, ghi nhớ và thích nghi tùy hoàn cảnh. Dù vậy, phản ứng của chúng khá thất thường, đặc biệt trong các tác vụ phân biệt hình ảnh, với độ chính xác chỉ 80% trong khi các loài khác hoàn thành 100%.
Chúng có thể rất lanh lợi, nhưng cũng chỉ như mấy cậu học trò ranh ma mà thôi. Nếu coi nhóm các loài mực nang là lớp học thì mực cuttlefish mới đứng đầu lớp. Mực cuttlefish tuy không phổ biến nhưng hiện là chủ đề nghiên cứu của nhiều dự án lớn. Chúng có khả năng học hỏi những quy luật phức tạp và áp dụng một cách hoàn hảo.
- Thiên tài của đại dương? Hãy gọi tên bạch tuộc nhé!
- Vì sao xúc tu bạch tuộc không bị rối vào nhau?
- Tàu UAE chụp được hiện tượng giống Trái đất ở hành tinh khác
- Giáo sư vật lý hướng dẫn cách nhảy vào lỗ đen sao cho "an toàn" và những sự kiện có thể xảy ra
- Thiên tài vật lý 11 tuổi và khát vọng biến con người thành bất tử