Gấp giấy thành một nửa và cứ tiếp tục như vậy sẽ khó hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng. Kỷ lục hiện tại là 12 lần gấp, được thực hiện cách đây hơn một thập kỷ bởi một học sinh trung học Mỹ, Britney Gallivan. Trước đó kỷ lục chỉ là bảy lần, và theo lý thuyết toán học thì bạn không thể gấp được nhiều hơn thế.
Nếu bạn gấp một mảnh giấy dày 0.099mm 103 lần, độ dày của giấy sẽ lớn hơn vũ trụ.
Hiện tượng này dựa trên sự gia tăng chiều dày của một tờ giấy khi nó gấp lại một nửa - mỗi lần độ dày của nó tăng gấp đôi và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để gấp lại nó. Tiến sĩ Karl Kruszelnicki đã thực hiện một số phép toán trên ABC Science Online bằng một tờ giấy A4 tiêu chuẩn, dài khoảng 300mm và dày 0.05mm:
"Lần đầu tiên bạn gấp nó lại một nửa, nó sẽ dài 150mm và dày 0,1mm, lần thứ hai dài 75mm và dày 0,2mm. Đến lần thứ 8 (nếu bạn có thể đến đó), bạn có một đốm giấy dài 1,25mm, dày 12,8mm, độ dày lớn hơn độ dài, và với cấu trúc cứng như thép thì bạn khó có thể uốn cong nó để gấp thêm lần nữa".
Nhưng nếu bạn tiếp tục thì sao? Trên kênh YouTube của mình, Nikola Slavkovic đã phân tích và đưa ra kết luận: Nếu bạn gấp một mảnh giấy dày 0.099mm 103 lần, độ dày của giấy sẽ lớn hơn vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được: 93 tỷ năm ánh sáng, chính xác là vậy.
Tất nhiên điều này giả định bạn có thể tìm thấy một mảnh giấy đủ lớn và bạn có đủ năng lượng để gấp nó.
Jesus Diaz đã cho biết trên trang Gizmodo:
- "Gập đôi tờ giấy ba lần thì nó độ dày bằng móng tay.
- 10 nếp gấp và giấy sẽ dày bằng chiều rộng của một bàn tay.
- 23 lần bạn sẽ đạt đến một kilomet.
- 30 lần sẽ đưa bạn ra ngoài không gian. Khối giấy của bạn sẽ cao 100km.
- Cứ tiếp tục gấp, 42 lần sẽ đưa bạn lên Mặt trăng.
- Gập đến 81 lần, và giấy của bạn sẽ dày bằng 127786 năm ánh sáng, gần như là Thiên hà Andromeda.
- Và cuối cùng là 103 lần gập, bạn sẽ ở bên ngoài vũ trụ mà ta có thể quan sát được, ước tính đường kính khoảng 93 tỷ năm ánh sáng".