Bạn sẽ đẩy lùi nguy cơ ung thư từ trong giấc ngủ nếu tắt hết đèn trước khi lên giường

Nếu là một người trẻ luôn tự hào vì khả năng sinh hoạt theo... múi giờ châu Âu, những thông tin dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi 180 độ.

Bởi về cơ bản, ngay cả "gã khổng lồ" Trái đất cũng có cho riêng mình một chu kỳ ngày - đêm, sáng - tối đều đặn. Và đương nhiên, những sinh vật sống trên Trái đất cũng phải thuận theo đó để hình thành nếp sống. Vì vậy, nếu liên tục ép cơ thể ở trong không gian toàn ánh sáng ngay cả lúc ngủ, bạn sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể trở nên "bối rối" và từ đó kéo theo nhiều nguy cơ khó lường trước.

Để khẳng định quan điểm này, vào năm 2014, trường đại học Y Tulane (New Orland, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của ánh sáng đối với sự phát triển của khối u trên các cá thể chuột mắc ung thư vú. Kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên: Sau 12 giờ liên tục thử nghiệm, nhóm chuột được tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ, dù chỉ là nguồn sáng xanh rất yếu, có khối u phát triển nhanh hơn tới 2,6 lần so với nhóm chuột được cho ngủ trong bóng tối hoàn toàn.


Các khối u có xu hướng phát triển nhanh hơn nếu cơ thể tiếp xúc với ánh sáng ngay cả khi ngủ.

Lý do là vì ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, trong đó có cả nhịp sản sinh các hormone quan trọng, bao gồm melatonin. Đây vốn là loại hormone không thể thiếu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có tác dụng làm giảm sự tiến triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ năm 2006 của 16 tác giả người Nhật thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu lớn tại Nhật Bản, những người có thói quen bật đèn khi ngủ cũng có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi so với những người thường ngủ trong bóng tối.

Theo lý giải của các nhà khoa học, căn nguyên đến từ hiện tượng sản xuất melatonin trong bóng tối của não bộ bị ánh sáng "ngáng đường". Theo đó, dù chỉ một chút ánh sáng le lói khi đang ngủ cũng sẽ dẫn đến "ô nhiễm ánh sáng" và cản trở quá trình sản sinh melatonin, từ đó làm mất tác dụng của hormone quý giá này.


Melatonin là loại hormone cực nhạy cảm với ánh sáng.

Cũng theo nghiên cứu này, cơ thể cũng có khả năng tự sản xuất ra melatonin tự nhiên vào khoảng 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Do đó trong khoảng thời gian này, người bệnh không nên ngủ trong điều kiện có bất kỳ loại ánh sáng nào xung quanh dù là nhỏ nhất. Đây cũng là thời điểm vàng để đi ngủ cho bất kỳ đối tượng nào nếu muốn cơ thể tự tạo ra melatonin nhằm chống lại nhiều nguy cơ ung thư.

Trên trang LiveScience, giáo sư Russel J. Reiter thuộc Đại học Texas về Nghiên cứu khoa học và sức khỏe cũng nhận định, ngoài việc đảm bảo không có ánh sáng bên ngoài lọt vào phòng, người bệnh cần hạn chế hết mức nguồn sáng từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, tivi... để việc sản xuất melatonin đạt hiệu quả tối đa.


Nếu không thể ngủ trong bóng tối, hãy thay bóng đèn ngủ màu trắng xanh bằng bóng đèn ánh vàng, đỏ.

Tuy nhiên giáo sư cũng khuyên rằng, nếu không đủ dũng cảm để nằm một mình trong bóng tối, bạn vẫn có thể "lách luật" bằng cách sử dụng đèn ngủ màu đỏ hoặc vàng và giữ mức sáng nhỏ nhất. Dù hiệu quả không cao bằng phương pháp tắt điện hoàn toàn, nhưng cách này cũng không quá "phiền phức" đến mức làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể như ánh sáng màu xanh hoặc trắng.

Có thể nói, "phương pháp bóng tối" hiện đang là cách dễ dàng và rẻ tiền nhất giúp con người phòng ngừa ung thư mà không cần làm gì khác ngoài... tắt điện và đi ngủ.

Cập nhật: 30/03/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video