Bất ngờ loài còng nhỏ con thải lượng khí nhà kính "khủng"

Nghiên cứu mới đây cho thấy loài còng biển (tên khoa học: Minuca Pugnax) là một trong những "thủ phạm" thải nhiều khí nhà kính ra ngoài môi trường do thói quen khác thường của chúng.

Trong hội nghị thường niên của Cộng đồng sinh thái học Mỹ, các nhà khoa học lần đầu cảnh báo loài còng cũng đang góp phần làm tăng số lượng khí nhà kính trong khí quyển.


Thói quen đào hang của còng thải ra nhiều khí CO2 ngoài môi trường - (Ảnh: SCIENCE).

Vốn là loài đặc trưng ở những vùng ngập mặn, còng thường sống trong các hang do chúng tự đào dưới lớp bùn đất nông. Đáng nói, mỗi con còng biển có thể đào đến hàng trăm hang, thậm chí hàng ngàn mặc dù có thể không sử dụng hết hệ thống hang này.

Sự hoang phí này có thể có lợi cho còng nhưng không tốt với môi trường. Các nhà khoa học cho biết mỗi hang trong khu vực bùn đất, đầm lầy bị còng đào xới là một nguồn thải nhà kính bởi còng đã vô tình phơi các lớp hữu cơ phân rã dưới lòng đất ra ngoài không khí và đưa một lượng CO2 ra ngoài khí quyển.

Các nhà khoa học từ Trường ĐH Hong Kong (Trung Quốc) và Trường ĐH Chicago (Mỹ) tiến hành nghiên cứu định lượng tại khu vực ngập mặn gần vịnh Cape Cod, bang Massachusetts (Mỹ).

Họ lấy 3 hang còng làm chuẩn, sau đó đo lượng CO2 thải ra từ đây trong nhiều thời điểm trong ngày rồi so sánh với những địa điểm lân cận.

Kết quả nhóm nhận thấy những nơi có hang còng, lượng khí CO2 thải ra trung bình nhiều ba lần những khu vực không có. Thậm chí có những hang, thành phần khí thải ra môi trường còn chứa nhiều khí methane.


Ngoài CO2, những hang còng còn chứa nhiều methane - (Ảnh: SCIENCE)

Theo tạp chí khoa học Science, nếu đem nhân với số lượng hang mà một con còng có thể đào trong vòng đời và nhân với số lượng còng trong một hệ sinh thái - có thể lên đến 700 con trong khu vực 1 mét vuông - các nhà khoa học ứng tính số lượng CO2 trong một khu vực đầm lầy trong một năm có thể tương đương con người đốt khoảng 515 triệu lít xăng dầu.

Con số này lớn hơn nhiều so với ngưỡng cân bằng của khu vực đầm lầy chúng sinh sống, do đó những vùng nhiều hang còng luôn nhiều thừa lượng CO2.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này có thể cho thấy tình trạng tương tự với những loài động vật chuyên đào hang khác như tôm hay cua. "Chúng tôi đang tìm hiểu thêm liệu có phải khi hang của những loài này càng lớn thì lượng khí CO2 thải ra càng nhiều hay không" - TS Laura Agusto từ ĐH Hong Kong cho biết.

Cập nhật: 19/08/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video