Bí mật 2 chấm đỏ trên khóe miệng phi tần nhà Đường

Theo các chuyên gia, thói quen trang điểm 2 chấm đỏ trên khóe miệng của phi tần không chỉ giúp trở nên xinh đẹp hơn, cuốn hút hơn mà còn ẩn giấu bí mật phòng the.

Trong các bộ phim cổ trang thời Đường, chúng ta thường thấy các phi tần chấm chấm đỏ ở hai bên má, gần khóe miệng. Người ta gọi kiểu trang điểm này được gọi là “diện áp”. Ngoài việc làm cho phụ nữ đẹp hơn, thật ra là ám hiệu bí ẩn giữa các hoàng đế và các phi tần, có tác dụng rất lớn trong chuyện phòng the.


Hai chấm tròn bên khóe miệng là kiểu trang điểm thịnh hành của phụ nữ thời Đường. (Ảnh minh họa).

Theo tìm hiểu, các bước trang điểm của phụ nữ thời Đường đại khái được chia thành vài bước chính là thoa bột chì, tô phấn, vẽ lông mày, vẽ hoa trên trán, vẽ chấm khóe miệng, vẽ hoa hai thái dương và cuối cùng là tô son.

Thông thường phụ nữ thời đường dùng son để vẽ chấm ở khóe miệng. Hình dạng chấm thay đổi cụ thể tùy từng thời kỳ, trước thời thịnh Đường thường có hai chấm tròn giống như đậu nành. Sau thời thịnh Đường thì chấm lớn hơn và kiểu dáng cũng phong phú hơn nhiều. Ví dụ như chấm hình đồng tiền xu, chấm hình quả hạnh.

Đặc biệt hơn nữa, những chấm này sẽ được trang trí bằng nhiều loại hoa cỏ, trang sức xung quanh, thường được gọi là "hoa áp".

Thực tế, kiểu trang điểm này là bắt chước, mô phỏng má lúm đồng tiền. Người xưa cho rằng má lúm đồng tiền trên khuôn mặt của phụ nữ sẽ làm cho nét mặt thêm sinh động, trông hoạt bát và đáng yêu hơn. Chính vì thế, điểm thêm hai chấm màu đỏ bắt chước lúm đồng tiền sẽ giúp phụ nữ duyên dáng, quyến rũ động lòng người.


Các bước trang điểm của phụ nữ thời Đường rất cầu kỳ.

Tuy nhiên, kiểu trang điểm này lúc bấy giờ còn có một chức năng đặc biệt khác, đó là “ám hiệu” giữa hoàng đế với phi tần. Theo quy định của hoàng cung, phi tần đến kỳ kinh nguyệt không được phép hầu hạ nhà vua vì có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, nếu phi tần nào cố ý vi phạm sẽ phải tội chém đầu. Do vậy, khi phi tần đến kỳ kinh nguyệt sẽ khéo léo sử dụng cách trang điểm 2 chấm đỏ trên khóe miệng.

Nữ quan phụ trách chuyện này khi thấy trên mặt phi tần nào có điểm chấm tròn cũng sẽ không điểm tên của phi tần đó trong danh sách thị tẩm của ngày. Nhờ vậy, dù không cần phải mở miệng, phi tần cũng có thể thông báo chuyện mình không thể hầu hạ chuyện phòng the cho hoàng đế, vừa kín đáo lại không mạo phạm, vô lễ.

Sau, kiểu trang điểm thêm hai chấm tròn này lan ra ngoài cung cấm, bất ngờ lại trở thành trào lưu trang điểm được các thiếu nữ vô cùng yêu thích, kể từ đó thịnh hành dần rồi trở thành biểu tượng của vẻ đẹp đương đại.


Việc vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng để khéo léo từ chối chuyện "thị tẩm" với hoàng đế.

Ngoài việc vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng để khéo léo từ chối chuyện "thị tẩm" với Hoàng đế, một số phi tần thời xưa còn nghĩ ra nhiều cách khác. Ví dụ như ở thời Ngũ đại Thập quốc, các phi tần thường treo đèn lồng đỏ trước cung của mình hoặc đeo dây đỏ trên cổ tay để kín đáo thông báo về kỳ kinh nguyệt của mình nhằm tránh gần gũi với Hoàng đế.

Tuy nhiên, cũng có một cách khác là các nữ nhân trong cung đời Đường khi "đến tháng" sẽ đeo một chiếc nhẫn vàng trên tay. Việc đeo nhẫn vàng này cũng gửi đi một thông điệp rằng không thể "sủng hạnh" và hầu hạ Hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, Hoàng đế cũng sẽ hiểu được nữ nhân đó đang trong kỳ kinh nguyệt .Thậm chí, có Hoàng đế còn hỏi han sức khỏe và cho phép nghỉ ngơi đêm đó.

Cũng có thời kỳ phi tần lại chọn trang phục có vạt màu đỏ như một cách gửi đi ý muốn nói đằng sau. Mỗi triều đại khác nhau thì các nữ nhân trong cung sẽ có những cách khác nhau để ngầm báo rằng đang trong kỳ kinh nguyệt, các thông báo đó đều rất ẩn ý và tế nhị.

Cập nhật: 26/06/2022 Eva
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video