Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.
Trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm, Trái đất đã từng phải chứng kiến nhiều sự kiện tuyệt chủng hoàng loạt bắt nguồn từ sự va chạm giữa các hành tinh. Tuy nhiên, trong những lần này, không có sự tuyệt chủng nào nổi tiếng hơn việc "triều đại" của khủng long bị chấm dứt. Đó là cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng – Paleogen từ 66 triệu năm trước dẫn đến việc 76% số loài sinh vật trên thế giới bị xóa sổ.
Nguyên nhân là do tiểu hành tinh Chicxulub đã đâm vào Trái đất với vận tốc lên tới 70.000km/h. Sau vụ va chạm, Trái đất xuất hiện 1 miệng núi lửa rộng tới hơn 190km và còn gây ra 1 trận sóng thần khổng lồ. Hay vụ va chạm giữa sao chổi và Trái đất cách đây khoảng 13.000 năm khiến cho loài voi ma mút bị tiêu diệt và mở ra thời đại đồ đá.
Vậy câu hỏi đặt ra là loài người chúng ta liệu có khả năng trải qua sự kiện tương tự hay không? Câu trả lời là có. Trên thực tế, vào năm 1994, Trái đất đã từng suýt bị rơi vào một cuộc va chạm giữa những vì sao chưa từng có trong vũ trụ. Mặc dù loài người đã thoát khỏi cuộc va chạm này gần 30 năm nhưng mỗi khi nhớ lại, các nhà khoa học vẫn sợ tới đổ mồ hôi.
Trái đất vẫn có khả năng xảy ra đợt tuyệt chủng như 66 triệu năm trước.
Câu chuyện bắt đầu từ ngày 24 tháng 3 năm 1993, các nhà thiên văn gồm Carolyn Shoemaker, Eugene M. Shoemaker và David Levy đã khám phá ra ngôi sao chổi thứ 9 bằng kính viễn vọng Schmidt đường kính 0.4 mét ở Đài thiên văn núi Palomar, California, Hoa Kỳ. Họ nhanh chóng nhận thấy rằng ngôi sao chổi này không hề giống với các ngôi sao chổi đã biết. Họ đã đặt tên cho nó là sao chổi Shoemaker-Levy 9 hay còn gọi là SL9.
Sao chổi SL9 bay với tốc độ cực cao về phía hệ Mặt trời. Kích thước của ngôi sao chổi này khá lớn, đường kính tới 5 km, cũng có thể coi là loại lớn nhất trong thế giới sao chổi. Theo tính toán của các nhà thiên văn, nếu SL9 đi đứng theo quỹ đạo của nó thì nó sẽ va vào Trái đất vào tháng 7 năm 1994. Vụ va chạm này có thể sẽ là ngày tận thế của nhân loại. Chính vì thế, kể từ khi nhận ra sự xuất hiện của SL9, các nhà thiên văn học đã quan sát nó vô cùng cẩn thận.
Nổi tiếng nhất là vụ va chạm với tiểu hành tinh Chicxulub khiến khủng long bị xóa sổ. (Ảnh: Baidu)
Trên thực tế, các sao chổi trong không gian đã va vào Trái đất rất nhiều lần. Hậu quả của những lần va chạm đó là các miệng núi lửa có kích thước khác nhau được tìm thấy trên bề mặt của Trái đất. Các nhà khoa học của NASA cũng đã dự đoán, nếu như Trái đất của chúng ta bị sao chổi SL9 va vào thì gần 1 tỷ người sẽ biến mất trong tích tắc. Ngoài ra, các hoạt động khác như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào sau vụ va chạm sẽ liên tiếp diễn ra khiến cuộc sống của những người sống sót bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều đáng sợ nhất là bụi trong bầu khí quyển sẽ bay lên khiến cho việc tiếp nhận ánh sáng ở Trái đất bị ảnh hưởng. Trong một thời gian dài, thảm thực vật của Trái đất sẽ bị giảm đi đáng kể. Con người sẽ không thể trồng trọt. Người sống sót sẽ phải đối mặt với những tình huống khó khăn như thiếu lương thực, thiếu năng lượng. Thậm chí, loài người còn có khả năng bị xóa sổ.
May mắn thay, SL9 lang thang trong hệ Mặt trời, khi đi qua quỹ đạo của sao Mộc, nó bị lực hấp dẫn của sao Mộc hút nên nó đã thay đổi quỹ đạo. SL9 nhanh chóng vượt qua giới hạn Roche (là khoảng cách gần nhất mà 2 thiên thể có được) và bị vỡ thành 21 mảnh. Các nhà thiên văn đã tính toán được rằng các mảnh vỡ sao chổi này vẫn sẽ va chạm với sao Mộc vào năm 1994 bởi đây là điều không tránh khỏi.
Dù rằng nhờ có sao Mộc, sao chổi SL9 không còn là mối đe dọa với con người nhưng các nhà thiên văn nhận thấy rằng sự kiện va chạm giữa chúng là một cơ hội hiếm thấy để chứng kiến thời khắc lịch sử của vũ trụ. Họ tin rằng qua vụ va chạm này sẽ giúp họ có thêm nhiều cơ sở để xác định thêm về nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của loài khủng long trên Trái đất.
Sau khi bị sao Mộc hút, sao chổi SL9 đã thay đổi quỹ đạo không lao về phía Trái đất nữa. (Ảnh: Baidu)
Trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 7 năm 1994, các mảnh của SL9 với tốc độ là 60 km/s đã đâm vào khí quyển ở nam bán cầu của sao Mộc. 21 mảnh của SL9 đâm vào bề mặt của sao Mộc gây ra các hố va chạm. Các mảnh này đã được đánh dấu theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh từ A đến W. Nhiều tháng sau vụ va chạm, các mảnh của SL9 đã để lại nhiều vết đen hình tròn trên bề mặt sao Mộc.
Tuy sao chổi SL9 đã bị phân thành nhiều mảnh nhưng tác động của chúng lên sao Mộc cũng rất sâu và rộng. Theo khảo sát của các chuyên gia, các vết va chạm để lại thậm chí còn lớn hơn đường kính của Trái đất. Thật khó để tưởng tượng, những mảnh sao chổi này này sẽ ảnh đến loài người thế nào nếu như chúng va vào Trái đất. Hậu quả chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn sự tuyệt chủng của loài khủng long rất nhiều.
Theo NASA, các mảnh vỡ đập vào sao Mộc với sức mạnh của 300 triệu quả bom nguyên tử tạo ra những cột khói khổng lồ cao từ 2.000 - 3.000km và đốt nóng bầu khí quyển với nhiệt độ cao tới 30.000 - 40.000 độ C. Con số này quả thật đã khiến nhiều người kinh ngạc. Từ con số này, có thể rằng sao Mộc đã "cứu" Trái đất thoát và loài người khỏi sự diệt vong.
Loài người trên Trái đất đã tránh khỏi nguy cơ bị diệt vong nhờ có sao Mộc. (Ảnh: Baidu)
Vậy tại sao sao chổi SL9 lại bị sao Mộc hút mà không phải các hành tinh khác? Nguyên nhân là bởi sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, thể tích của nó lớn hơn Trái đất 1.300 lần và khối lượng gấp 318 lần Trái đất. Vì sao Mộc lớn như vậy nên nó trở thành hành tinh có lực hút lớn nhất và nó đã hút sao chổi SL9. Thực tế thì sao Mộc đã từng ngăn chặn vô số sao chổi, thiên thạch và các hành tinh nhỏ va đập vào Trái đất. Và chúng ta hoàn toàn có thể coi sao Mộc như một "tấm áo che chở" của Trái đất.
Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong tương lai, loài người chắc chắn sẽ giải quyết được trước các nguy cơ đến từ ngoài vũ trụ. Các nhà thiên văn học sẽ đưa ra các cảnh báo sớm để chúng ta đủ thời gian chuẩn bị phương án bắn phá những thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh trước khi chúng tới Trái đất.