Bộ lọc sinh học giúp giảm ô nhiễm

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Khoa học và công nghệ Shahjalal (Bangladesh) vừa tìm ra phương pháp mới lọc khí thải từ ngành công nghiệp sản xuất phân bón khá thân thiện với môi trường: lọc sinh học.


Một nhà máy sản xuất phân urê. (Ảnh: Internet)

Trước đây, việc loại bỏ khí thải độc hại và có mùi amonic (mùi nước tiểu) từ công nghiệp sản xuất phân bón là một quá trình tốn kém và hao tốn năng lượng.

Để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu ĐH Khoa học và công nghệ Shahjalal đã dùng vi khuẩn Nitrosomonas europaea kết hợp loại gỗ than rẻ tiền để tạo ra một bộ lọc sinh học. Vi khuẩn này sử dụng amoniac như nguồn năng lượng để trao đổi chất, tăng trưởng và sinh sản, sẽ hấp thu amoniac và oxy hóa chúng thành nitric.

Nhóm nghiên cứu cho biết bộ lọc sinh học này có thể hoạt động ở nồng độ amoniac từ 100-500mg/L khí thải, loại bỏ amonic từ dòng khí này gần như hoàn toàn, với tỉ lệ 93% trong bảy ngày.

Theo Science Daily, phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng do giúp giảm ô nhiễm từ các nhà máy phân bón ở các nước đang phát triển.

Nitrosomonas europaea thường được tìm thấy trong đất, nước thải, nước ngọt và trên các tòa nhà, đài kỷ niệm trong các thành phố bị ô nhiễm.

Theo Tuổi trẻ, Science Daily
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video