Brazil: Muỗi biến đổi gene thích ứng dần với tự nhiên

Các nhà khoa học Brazil cho biết, thí nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết bằng cách thả côn trùng biến đổi gene vào tự nhiên đang có kết quả tốt.

>>> Virus sốt xuất huyết làm muỗi “khát” máu hơn

Cách đây một năm, hơn 10 triệu con muỗi đực biến đổi gene đã được thả ở TP. Juazeiro, nơi sinh sống của 288.000 người. Kết quả thử nghiệm được công bố tại cuộc hội thảo được tổ chức vào cuối tuần trước ở Rio. Aldo Malavasi, điều phối viên của dự án, nói rằng kết quả “rất khả quan”.


Muỗi đực biến đổi gene truyền gene độc cho con để chúng không thể trưởng thành và sinh sản.

“Từ các mẫu thu được trên thực địa, 85% trứng muỗi mang gene biến đổi, nghĩa là muỗi đực được thả ra đã lấn át số lượng muỗi tự nhiên, để từ đó làm giảm số lượng muỗi Aedes và giảm lan truyền sốt xuất huyết", ông Malavasi nói.

Muỗi biến đổi gene đã được thử nghiệm ở Malaysia và quần đảo Cayman, nhưng thử nghiệm ở Brazil được coi là thử nghiệm lớn nhất trong tự nhiên từ trước tới nay.

“Chúng tôi phát triển công nghệ có thể tạo ra côn trùng biến đổi gene một cách hiệu quả, nên chúng tôi có thể giảm chi phí vì không cần mua từ Anh", ông Malavasi nói.

Phương pháp này đã được Ủy ban kỹ thuật an toàn sinh học của Brazil chấp thuận, và sẽ được áp dụng ở một số thành phố khác của nước này nhằm xóa bỏ sốt xuất huyết.

Trước khi thả muỗi biến đổi gene, Malavasi và nhóm dự án đã tới các hộ gia đình, trường học và nhà thờ ở Juazeiro để xin phép. Họ nói rằng 90% những người họ hỏi ý kiến đã đồng ý.

Margareth Capurro, nhà sinh học ở ĐH São Paulo, xác nhận rằng người dân đồng ý cho thực hiện dự án.

Mark Benedict ở ĐH Perugia (Italy) nói rằng kết quả thực nghiệm rất hứa hẹn. “Dữ liệu cho thấy hệ thống này đang hoạt động như dự kiến. Chúng tôi không thấy vấn đề lớn nào trong cách họ thực hiện, nên tôi nghĩ nó rất khả quan", Benedict nói.

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó có GeneWatch UK, lâu nay vẫn bày tỏ lo ngại về nguy cơ muỗi biến đổi gene tồn tại và sinh sản trong tự nhiên, gây ra những hậu quả không thể lường trước.

Malavasi nói ông rất tự tin rằng muỗi biến đổi gene sẽ không thể đẻ ra con có thể trưởng thành và sinh sản. “Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không cẩn thận. Chúng tôi luôn thực hiện các thí nghiệm kiểm soát”.

Malavasi nói rằng cần phải mất một thời gian nữa thì mới có thể giảm số lượng muỗi Aedes tới mức có thể thấy tỷ lệ lây truyền bệnh sốt xuất huyết giảm, và các nhà nghiên cứu vẫn chưa khảo sát các cộng đồng dân cư để đánh giá tác động đối với căn bệnh chưa có vắc-xin phòng và thuốc đặc trị này.

Theo Đất Việt, Scidev
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video