Bụi phóng xạ cao bất thường ở châu Âu khiến chuyên gia bối rối

Các máy theo dõi phát hiện lượng lớn bụi phóng xạ trong không khí ở châu Âu nhưng giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của chúng.

Cơ quan Bảo vệ Bức xạ Đức báo cáo độ phóng xạ gia tăng ở một số khu vực tại Trung Âu và Tây Âu trong tuần trước, theo RT. Lượng bụi phóng xạ tăng cao được phát hiện ở nhiều trạm đo trên khắp châu Âu và 6 địa điểm tại Đức.


Lượng bụi phóng xạ tăng cao trên khắp châu Âu. (Ảnh minh họa: Twitter).

Các hạt bụi phóng xạ là ruthenium-106, một đồng vị sử dụng trong xạ trị ung thư cho khối u ở mắt và đôi khi dùng trong máy phát nhiệt điện phóng xạ (RTG) cung cấp năng lượng cho vệ tinh. Những nước phát hiện có lượng ruthenium-106 tăng vọt là Áo, Pháp, Đức, Italy và Thụy Sĩ.

Dù các nhà chức trách nhấn mạnh người dân không nên hoảng loạn, họ chưa rõ vật liệu phóng xạ đến từ đâu. Mức bụi phóng xạ này chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. "Phân tích mới về nguồn vật liệu phóng xạ chắc chắn chỉ ra vị trí ở phía nam Ural nhưng cũng không thể loại trừ những khu vực khác ở phía nam nước Nga", Cơ quan Bảo vệ Bức xạ cho biết.

Do chỉ có ruthenium-106 được tìm thấy, các nhà chức trách loại trừ nguyên nhân do sự cố nhà máy điện hạt nhân. Các trường hợp bụi phóng xạ tăng vọt trên khắp châu Âu từng xảy ra trong quá khứ nhưng rất hiếm gặp.

Hồi tháng 2, bụi phóng xạ iodine-131 được viện IRSN của Pháp ghi nhận ở nhiều khu vực tại châu Âu như Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Pháp và Tây Ban Nha. Nguồn phóng xạ vẫn chưa được xác định rõ, theoMotherboard.

Cập nhật: 11/10/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video