Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.


Cá sấu caiman tiền sử nặng ngang voi châu Á ngày nay. (Ảnh: AFLY).

Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu tiến sĩ Torsten Scheyer ở Viện Khảo cổ học Zurich kiểm tra ghi chép hóa thạch của loài cá sấu khổng lồ thời tiền sử để tìm hiểu cách chúng di chuyển. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí eLife hôm 27/11.

Cá sấu caiman Purussaurus mirandai có thể sánh ngang với voi châu Á về cân nặng và dài gần 8 m, theo John Hutchinson ở Đại học Thú y Hoàng gia, thành viên nhóm nghiên cứu. Loài cá sấu này sinh sống cách đây 6 triệu năm ở khu vực ngày nay là Venezuela và là một trong những thành viên lớn nhất thuộc bộ Cá sấu. Nhóm nghiên cứu nhận thấy P. mirandai có thêm đốt sống ở xương cùng nằm phía gốc cột sống.

Cá sấu caiman tiền sử là loài cá sấu duy nhất mọc thêm đốt sống này. Các nhà nghiên cứu cho rằng gene Hox kiểm soát vị trí hình thành các bộ phận cơ thể cũng biến đổi theo đặc điểm tiến hóa này.

Tiến sĩ Scheyer chia sẻ, họ gặp may mắn khi tìm thấy nhiều hóa thạch ở Venezuela. Những bộ xương này giúp giới nghiên cứu hiểu hơn về sự đa dạng hình thái ở những động vật tuyệt chủng từ lâu.

Cập nhật: 19/12/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video