Cá toàn vây - Crossopterygii (Latimeria chalumnar)

Năm 1938, thuyền trưởng tàu đánh cá Hendrick Goshou của Nam Phi ngẫu nhiên bắt được một con cá rất lạ chưa từng thấy.

(Ảnh: vivaldi.zool)

Con cá này giống như cá toàn vây (Crossopterygii) hóa thạch, dài 1,5m; nặng 58kg, thân tròn, mút đuôi tách ra những lá nhỏ. Toàn bộ vây đuôi hình thành 3 cái mâu rất lạ, nên gọi là cá đuôi mâu.

Trước đây người ta cho rằng loài cá này đã tuyệt chủng từ 60 triệu năm trước, nên cá đuôi mâu càng có giá trị. Ông James, chuyên gia cá của Đại học Rhodes nghiên cứu cá đuôi mâu, lập tức đăng một thông báo: Ai đưa cho ông một con cá đuôi mâu khác, sẽ được hậu tạ 100 bảng Anh. Đáng tiếc là ông đã phải đợi 14 năm sau, đến năm 1952 mới có một tiêu bản cá đuôi mâu thứ hai.

Cá đuôi mâu to khỏe, thịt dày, hàm dưới vuông, có răng, mình có lớp vảy tròn, chắc như áo giáp, có 8 cái vây thịt. Vây ngực và 2 cặp vây cạnh dưới rất phát triển và có thể cử động ở nhiều tư thế, đôi khi có cả những động tác của loài vật 4 chân trên cạn. Hành vi của loài cá đuôi mâu này rất lạ, đủ sức làm chứng cứ cho lý luận về 4 chân của động vật được tiến hóa từ vây cá.

Cá đuôi mâu sống ở nước biển sâu 200-400m. Khi ra khỏi nơi tăm tối, nhiệt độ thấp đó, nó sẽ sống chẳng bau lâu. Dưới độ sâu 200m, mắt cá không còn tác dụng - Nó ăn cá con bằng cách dựa vào hệ thống cảm giác khác.


(Ảnh: uni-heidelberg)

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video