Các nhà khoa học sắp tạo trí tuệ thông minh mới từ tế bào não người

Công nghệ mới OI - trí tuệ hữu cơ đã rục rịch xuất hiện ngay khi mà công nghệ AI vẫn còn đang gây kinh hãi cho con người.

Khi công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) vẫn còn đang được nghiên cứu, phát triển và gây ra nhiều tranh luận toàn cầu thì một nhóm các nhà khoa học lớn đến từ khắp nơi đã tụ họp tại Đại học John Hopkins, Maryland, Mỹ đã bắt đầu đặt tham vọng tạo ra trí thông minh còn cao cấp hơn rất nhiều, lấy từ chính tế bào não của chúng ta.

Một nghiên cứu mới đã được công bố ngày 28/2 trên tạp chí y khoa Frontiers mô tả chi tiết kế hoạch tạo ra một thứ trí tuệ có thể là “biên giới mới” cho những khả năng vô tận của nhân loại. Đó là OI (organoid intelligence - tạm dịch: trí thông minh hữu cơ). Bài báo đã trình bày chi tiết cách thức công nghệ máy - não tiên phong mới nhất này hoạt động và lộ trình biến nó thành hiện thực.


Đại học John Hopkins đặt tham vọng tạo ra trí thông minh từ chính tế bào não của người.

Các nhà nghiên cứu đang phát triển điện toán sinh học bằng cách sử dụng nền 3D của tế bào não người và công nghệ giao diện não-máy. Các cơ quan này chia sẻ các khía cạnh của cấu trúc và chức năng não đóng vai trò chính trong các chức năng nhận thức như học tập và trí nhớ. Về cơ bản, chúng sẽ đóng vai trò là phần cứng sinh học cho máy móc và hiệu quả hơn nhiều các máy tính hiện tại chạy chương trình AI.

Các nhà khoa học sẽ nuôi cấy tế bào não người 3D để tái tạo các phần noggin của chúng ta chịu trách nhiệm về học tập và trí nhớ. Kích thước của chúng cho phép các tế bào thần kinh bên trong hình thành nhiều kết nối hơn đáng kể so với chip máy tính silicon tiêu chuẩn của AI hiện tại. Các nhà nghiên cứu dự đoán phần cứng sinh học này sẽ được kết nối với AI và các hệ thống máy học như ChatGPT.

Thomas Hartung, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Mặc dù máy tính dựa trên silicon chắc chắn tốt hơn với các con số, nhưng bộ não lại học hỏi tốt hơn. Nói cách khác, tình tiết cấy chip máy tính vào não của chúng ta trong phim khoa học viễn tưởng có thể sắp thành hiện thực”.

“Tầm nhìn của OI là sử dụng sức mạnh của hệ thống sinh học để thúc đẩy lĩnh vực khoa học sống, kỹ thuật sinh học và khoa học máy tính”, Lena Smirnova, tác giả của bài báo cho biết.

Nếu xem xét hiệu quả hoạt động của bộ não con người trong việc xử lý thông tin, học tập thì việc lập mô hình từ tế bào não người có thể cho ra đời một hệ thống hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều các máy tính hiện tại. Bộ não con người có khả năng lưu trữ thông tin đáng kinh ngạc: một noggin trung bình có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte, gấp khoảng 1.000 lần so với MacBook Air mới nhất. Không chỉ vậy, chúng còn sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với silicon.


Việc lập mô hình từ tế bào não người có thể cho ra đời một hệ thống hoạt động nhanh hơn.

Con người đang đạt đến giới hạn vật lý của máy tính silicon vì không thể đóng gói nhiều bóng bán dẫn hơn vào một con chip nhỏ. Nhưng bộ não được kết nối hoàn toàn khác. Nó có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết thông qua hơn 1015 điểm kết nối và đây sẽ là cách giải quyết mới để nâng cấp trí tuệ của máy móc lên thêm nữa.

Cũng giống như trí tuệ nhân tạo, có những lo ngại về đạo đức và các nhà nghiên cứu thừa nhận điều đó. Để đảm bảo OI phát triển theo cách đáp ứng về mặt đạo đức xã hội, họ đề xuất phương pháp tiếp cận cẩn trọng và phải kiểm duyệt qua nhiều bước trước khi được đưa vào hoạt động chính thức.

Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra: Liệu các tế bào có thể trải qua đau đớn, đau khổ như con người hay không? Liệu các tế bào thần kinh có thể phát triển ý thức? Người đã hiến tế bào não có bất kỳ quyền và ảnh hưởng nào không?

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Một cộng đồng các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã tập hợp lại để phát triển công nghệ này, mà chúng tôi tin rằng sẽ khởi động một kỷ nguyên mới của máy tính sinh học nhanh, mạnh và hiệu quả. Tất cả các vấn đề đạo đức sẽ được đánh giá liên tục bởi các nhóm bao gồm các nhà khoa học, nhà đạo đức học và công chúng, khi nghiên cứu phát triển”.

Cập nhật: 03/03/2023 TTVH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video