Các nhà khoa học xác định thời điểm loài người nên rời bỏ Trái đất do khí quyển cạn sạch oxy

Tại thời điểm đó, loài người hay hầu hết các dạng sống khác vốn dựa vào oxy để tồn tại gần như không còn cơ hội để sống sót trên Trái đất.

Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trên hành tinh giàu oxy của chúng ta. Tuy nhiên, quãng thời gian "tươi đẹp" này sẽ không kéo dài một cách mãi mãi. Thay vào đó, bầu khí quyển Trái đất sẽ trở lại trạng thái giàu khí methane và ít oxy trong tương lai, theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.

Theo đó, điều này có lẽ sẽ không xảy ra trong một tỷ năm nữa hoặc lâu hơn. Nhưng khi sự kiện này xảy đến, nó sẽ diễn ra khá nhanh. Sự dịch chuyển này sẽ đưa hành tinh Xanh trở lại trạng thái giống như trước khi xảy ra sự kiện được gọi là Sự kiện oxy hóa lớn (GOE) vào khoảng 2,4 tỷ năm trước.

Tại thời điểm đó, loài người hay hầu hết các dạng sống khác vốn dựa vào oxy để tồn tại gần như không còn cơ hội để sống sót trên Trái đất. Nói cách khác, loài người sẽ phải tìm cách rời khỏi Trái đất vào một thời điểm nào đó trong vòng một tỷ năm tới.


Trong 1 tỷ năm nữa, Trái đất sẽ không cạn kiệt oxy.

Để đi đến kết luận của mình, các nhà nghiên cứu đã chạy các mô hình chi tiết về sinh quyển của Trái đất, tính đến sự thay đổi độ sáng của Mặt trời và mức giảm tương ứng của nồng độ carbon dioxide, vốn bị phân hủy do mức nhiệt tăng. Ít carbon dioxide hơn có nghĩa là ít sinh vật quang hợp hơn (như thực vật), điều này sẽ dẫn đến ít oxy hơn.

Các nhà khoa học trước đây cũng đã dự đoán rằng bức xạ tăng lên từ Mặt trời sẽ làm "bốc hơi" nước biển khỏi bề mặt hành tinh của chúng ta trong vòng khoảng 2 tỷ năm. Tuy nhiên mô hình mới nhất này – vốn đã chạy trung bình gần 400.000 lượt mô phỏng – cho biết việc Trái đất giảm lượng oxy trước tiên sẽ tiêu diệt toàn bộ sự sống.

Nhà khoa học Trái đất Chris Reinhard, từ Viện Công nghệ Georgia, nói với New Scientist: "Sự sụt giảm oxy là rất, rất nghiêm trọng. Chúng ta đang nói về lượng oxy ít hơn khoảng một triệu lần so với ngày nay".

Theo tính toán của chuyên gia Reinhard và nhà khoa học môi trường Kazumi Ozaki, từ Đại học Toho, Nhật Bản, khoảng thời gian các dạng sinh sống sinh sôi nảy nở nhờ bầu khí quyển giàu oxy của Trái đất có thể chỉ chiếm 20-30% trên tổng vòng đời của Hành tinh xanh.

Tuy nhiên, sự sống của các vi sinh vật vẫn sẽ tồn tại rất lâu sau khi loài người rời đi.

"Bầu khí quyển sau quá trình khử oxy lớn được đặc trưng bởi lượng khí methane tăng cao, lượng CO2 thấp và không có tầng ôzôn. Trái đất có thể sẽ là một thế giới của các dạng sống yếm khí", ông Ozaki cho biết

Đáng chú ý, nghiên cứu mới nhất này cũng giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được bên ngoài Hệ Mặt trời. Trong bối cảnh các kính viễn vọng mạnh mẽ đang đi vào hoạt động hàng loạt, các nhà khoa học muốn biết những gì họ nên chú ý trong hàng loạt dữ liệu mà các thiết bị này đang thu thập.

Cụ thể, oxy trong khí quyển có thể không phải là một điều kiện tiên quyết khi tìm kiếm nơi ở mới cho loài người, do khoảng thời gian một hành tinh giàu loại khí này không kéo dài quá lâu. Thay vào đó, chúng ta cần săn lùng các dấu hiệu sinh học khác ngoài oxy để có cơ hội phát hiện ra địa điểm hỗ trợ sự sống tốt nhất trong vũ trụ.

Cập nhật: 10/08/2024 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video