Các nhà khoa học tìm ra thời điểm Mặt trời phát nổ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim

  •   4,73
  • 6.279

Mặt trời không quá già như những ngôi sao khác ngoài kia. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng xác định chính xác thời điểm Mặt trời sẽ phát nổ.

Việc này không đơn giản như việc hẹn hò. Thế nhưng, các nhà khoa học đã tìm ra một số điểm chính về tương lai Mặt trời, gồm cả sự kết thúc giai đoạn tồn tại của nó.

Thời điểm Mặt trời sẽ phát nổ?

Trong khi “cái chết” hoàn toàn của Mặt trời vẫn còn hàng ngàn tỉ năm nữa, một số nhà khoa học tin rằng giai đoạn hiện tại về chu kỳ sống của Mặt trời sẽ kết thúc sớm nhất sau 5 tỉ năm kể từ bây giờ. Tại thời điểm đó, ngôi sao lớn ở trung tâm Hệ Mặt trời sẽ ăn qua phần lớn lõi hydro của nó. Theo đó, Mặt trời như chúng ta biết sẽ phát nổ.

Khi điều đó xảy ra, Mặt trời sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ. Nó sẽ ngừng tạo nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, mà NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) cho biết lõi sẽ trở nên không ổn định và co lại vào khoảng thời gian này.

Một khi lõi bắt đầu mất ổn định, các lớp bên ngoài Mặt trời sẽ nở ra. Sự nở ra đó cuối cùng sẽ nuốt chửng sao Thủy và sao Kim.

Ngoài ra, các luồng gió thô từ Mặt trời sẽ đập vào Trái đất, thổi bay từ trường tạo ra từ quyển của nó. Đó là khoảng thời gian đáng sợ để nghĩ đến, đặc biệt là khi bất kỳ sự sống nào của con người hay loài vật có thể vẫn còn trong những năm đó. Tất nhiên, có một loạt các mối đe dọa khác từ Mặt trời trước khi chuyện đó xảy ra.

Mặt trời sẽ phát nổ sớm nhất sau 5 tỉ năm nữa
Mặt trời sẽ phát nổ sớm nhất sau 5 tỉ năm nữa - (Ảnh: Internet)

“Tương lai của Trái đất thật nghiệt ngã”

Dù ý tưởng về việc Mặt trời "chết" là điều đáng sợ, nhưng vẫn có nguy cơ loài người thậm chí không góp mặt để trải nghiệm điều đó.

Theo các nhà khoa học, các đại dương của Trái đất sẽ bị bốc hơi bởi năng lượng từ Mặt trời sau 1 tỉ năm nữa. Vào thời điểm đó, độ sáng của Mặt trời cũng sẽ tăng khoảng 10%. Chưa kể còn có các mối đe dọa khác của biến đổi khí hậu cũng cần tính đến.

Cuối cùng, tương lai của Trái đất thật nghiệt ngã, ít nhất là một số nhà khoa học đã nói như vậy. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người tập trung vào du hành vũ trụ và đưa chúng ta đến các hành tinh khác. Việc đó không chỉ cho phép loài người tiếp tục tồn tại mà còn cho chúng ta một ngôi nhà mới trước khi Mặt trời phát nổ.

Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, trong vòng vài triệu năm sau khi giãn nở lần đầu, Mặt trời có khả năng sẽ nuốt hết hành tinh đá còn lại, gồm Trái đất. Sau đó, Mặt trời sẽ bắt đầu hợp nhất helium còn sót lại từ phản ứng tổng hợp hydro thành carbon và oxy, trước khi sụp đổ và để lại một tinh vân hành tinh tuyệt đẹp ở các lớp bên ngoài khi nó co lại thành một xác sao cực kỳ dày đặc, nóng hơn đáng kể, có kích thước bằng Trái đất, được gọi là sao lùn trắng.

Paola Testa, chuyên gia nghiên cứu các cơ chế đốt nóng và quá trình phát xạ tia X, từng chia sẻ với trang Live Science: “Trong thế kỷ trước, có rất nhiều ngành khoa học tương đối mới, bởi một phần không thể thiếu là cần hiểu cách hoạt động của ngôi sao, chẳng hạn như vết lóa Mặt trời, ở các lớp ngoài của khí quyển Mặt trời. Trước những năm 1930, một trong những ý tưởng chính về cách các ngôi sao hoạt động là năng lượng chỉ đến từ năng lượng hấp dẫn”.

Khi hiểu rõ hơn về phản ứng tổng hợp, các nhà thiên văn và vật lý thiên văn có thể đưa ra các mô hình hoàn chỉnh hơn, cùng với dữ liệu phát xạ quan sát được từ một số ngôi sao, về sự sống của chúng.

“Bằng cách tổng hợp nhiều thông tin khác nhau từ nhiều ngôi sao khác nhau, các nhà thiên văn và vật lý thiên văn có thể xây dựng một mô hình về cách các ngôi sao tiến hóa. Điều này cho chúng ta một phỏng đoán khá chính xác về tuổi của Mặt trời", Paola Testa nói.

Mặt trời (khoảng 4,6 tỉ đến 4,7 tỉ năm tuổi) cũng được chứng thực bởi niên đại phóng xạ của các thiên thạch lâu đời nhất từng biết đến, được hình thành từ cùng một tinh vân Mặt trời.

Tinh vân Mặt trời là đám mây thể khí từ đó Hệ Mặt trời được cho là đã hình thành nên. Giả thuyết tinh vân Mặt trời này lần đầu tiên được đưa ra năm 1734 bởi Emanuel Swedenborg.

Nhờ đó, các nhà khoa học đã hiểu rõ về thời điểm ánh sáng Mặt trời cuối cùng sẽ tắt và biến mất.

Cập nhật: 20/01/2022 Theo 1thegioi
  • 4,73
  • 6.279