Cách đơn giản giúp phòng đột quỵ do nắng

Tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, cố gắng uống đủ nước dù ít cảm giác khác, đeo kính chống chói mắt... là những điều người cao tuổi cần lưu ý trong mùa nắng để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3 cho biết, thời tiết nắng nóng, khi nhiệt độ cao, mức dao động nhiệt độ càng lớn, nguy cơ đột quỵ càng cao. Đối tượng dễ bị đột quỵ nhất là người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tiến triển từ nhẹ đến nặng.

  • Người bệnh ban đầu có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông.
  • Có trường hợp kèm theo đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, choáng váng hoặc ngất, chuột rút. Khi thân nhiệt tăng, người bệnh bắt đầu lú lẫn, mất thăng bằng.
  • Nặng hơn nữa là tổn thương thần kinh, như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Theo bác sĩ Vũ, nhiều người khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu này dễ nghĩ rằng chỉ là say nắng, cảm nắng nên chủ quan bỏ qua. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê chỉ trong vài phút, thậm chí tử vong. Thân nhiệt quá cao khiến suy tim, suy thận và tổn thương não.

Cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa nắng


Nên thoa kem chống nắng sớm và thường xuyên


Nhớ đeo kính vì mắt của người cao tuổi rất nhạy cảm

Bên cạnh người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ cũng là nhóm chịu tác động cao của nắng nóng bởi đây là những người có sức chịu đựng kém hơn. Ngoài ra, những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...

Những người này có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi bổ sung nước và điện giải đầy đủ. Nhiều trường hợp tắm biển trong thời gian dài dưới trời nắng cũng dễ bị sốc nhiệt và cánh mày râu tuyệt đối đừng chủ quan bởi bệnh nhân nam thường nhiều hơn vì họ thường coi nhẹ trang phục bảo hộ cần thiết hoặc bôi kem chống nắng.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi -Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo trong điều kiện nắng nóng gay gắt hiện nay, mọi người nếu phải ra ngoài trời làm việc hoặc di chuyển, cần hết sức lưu ý.

Đó là nên cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ đến 16 giờ. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian nắng nóng nhất với chỉ số tia UV cao khiến người đi đường cảm thấy bỏng rát, ảnh hưởng đến da và gây mệt mỏi, choáng váng. Bên cạnh đó, mọi người cần phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo chống nắng, bảo hộ lao động, kính mũ che chắn kỹ càng....

Cùng đó, bạn phải tiến hành theo dõi dự báo thời tiết để chủ động kế hoạch phòng tránh nắng nóng; không đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời; luôn sử dụng máy điều hòa ở mức nhiệt 26-28 độ C; uống nước thường xuyên để tránh mất nước và ăn nhiều rau xanh, nước trái cây... và tuyệt đối tránh làm việc quá sức.

Cập nhật: 07/05/2021 Theo Vnexpress/tienphong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video