Các bệnh thường gặp vào mùa đông

Cho dù có thích mùa đông, bạn cũng phải thừa nhận rằng nó đi kèm với rất nhiều khó chịu. Khi nhiệt độ giảm, nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác nhau tăng lên. Đây là một vài bí quyết để đối phó với chúng.

1. Cảm lạnh và cúm

Mùa đông là mùa cúm, như chúng ta đều biết - điều này có thể là do virus cúm lây lan dễ dàng hơn qua không khí lạnh và khô.

Tiêm vắc xin (không bao giờ là quá muộn để tiêm phòng cúm) và thực hành vệ sinh tốt là những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Để giữ hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt, hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ.


Da bong tróc, ngứa ngáy trong những tháng mùa đông là điều khá hay gặp.

2. Da khô

Da bong tróc, ngứa ngáy trong những tháng mùa đông là điều khá hay gặp. Tuy các sản phẩm dưỡng ẩm cho da là bí quyết cho nhiều người, thì những người khác cần thực hiện thêm một số bước để bảo vệ làn da của mình.

Nếu da của bạn rất dễ gặp phải vấn đề này, các bác sĩ da liễu khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống cho đến cuối mùa. Tăng lượng chất béo lành mạnh (quả óc chó, dầu ô liu và quả bơ) và giảm lượng đồ uống gây mất nước (rượu hoặc đồ uống chứa caffein) có thể giúp ích.

3. Đau tim

Từ rất lâu các chuyên gia đã nhận thấy mối liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ đau tim cao hơn. Một số yếu tố có thể giải thích điều này như sự co thắt của các mạch máu khi cơ thể cố gắng giữ nhiệt và năng lượng. Điều này có thể gây căng thẳng cho tim của những người dễ bị tổn thương.

Bên cạnh việc giữ ấm, Hội Tim Mỹ khuyến cáo người dân nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo đau tim, học cách thực hiện hô hấp nhân tạo và tránh mọi hoạt động thể chất đòi hỏi gắng sức nhiều.

4. Các vấn đề tâm trạng

Một số triệu chứng bao gồm nằm trên giường trong thời gian dài, chán ăn, tăng cân, mệt mỏi và mất hứng thú với các hoạt động.

Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt vì điều này có lợi cho mức serotonin và melatonin. Nếu vấn đề về tâm trạng là nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ, bác sĩ có thể đề nghị các buổi trị liệu hoặc các hình thức điều trị khác.

5. Đau khớp

Mùa đông thường gây đau khớp nhiều hơn. Thời tiết lạnh và ẩm ướt, cùng với sự thay đổi áp suất khí quyển, là những thủ phạm hay gặp nhất.

Để phòng ngừa đau khớp, điều quan trọng là phải mặc đủ lớp và giữ nhiệt cho cơ thể càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, các phụ kiện như khăn quàng cổ, găng tay, mũ len và tất là rất cần thiết để bảo vệ đầy đủ khi ra ngoài trời. Những đợt hoạt động thể chất nhỏ trong suốt cả ngày cũng giúp ích cho bệnh nhân viêm khớp.

6. Viêm họng

Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus.

Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệchnhiệt độ - chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá - cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

Lời khuyên: Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

7. Hen suyễn

Không khí lạnh là một yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông.


Hen suyễn đề lại nhiều gánh nặng trên từng cá nhân, gia đình và toàn bộ xã hội.

Mẹo mách nhỏ: Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng.

Cẩn thận hơn hãy tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình.

Luôn chú ý giữ ấm để tránh bị bệnh suyễn tấn công.

8. Hội chứng Norovirus

Norovirus là một loại virus phổ biến gây viêm ở dạ dày - ruột và cực kỳ dễ lây nhiễm. Nó có thể bị nhiễm quanh năm ở bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và dễ lây nhiễm hơn ở những nơi như khách sạn, bệnh viện, nhà điều dưỡng và trường học.

Khi bị nhiễm norovirus, người ta có cảm giác rất khó chịu, nhưng rất may là chỉ bị vài ngày.

Lời khuyên: Khi người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy, điều quan trọng là uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi do vậy người bệnh cần uống nước bù điện giải là hữu hiệu nhất.

9. Đau dạ dày do lạnh


Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn.

Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Lời khuyên: Hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

10. Tay lạnh

Hiện tượng tay bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Lời khuyên: Đừng hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng) và luôn luôn đeo găng tay, vớ và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

Cập nhật: 07/10/2019 Theo Dân Trí/SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video