Giáo sư Aug - Nhà khoa học về người cổ đại thuộc Trường đại học Innsbruck - Áo phát hiện, Oetzi là thi thể người tiền sử được bảo tồn tốt nhất hiện nay. Họ đã tìm thấy những hạt phấn hoa của cây sừng Hubơlông còn nguyên vẹn trong ruột của người tiền sử. Giống cây này chỉ nở hoa vào mùa xuân và sinh trưởng ở những khu vực có độ cao thấp hơn mực nước biển. Do vậy, có thể đoán người tiền sử Oetzi chết vào mùa xuân hoặc đầu mùa hạ. Ngoài ra, phân tích da của Oetzi, các nhà khoa học nhận thấy, cơ thể của Oetzi trước khi trở thành người băng trong băng tuyết đã phải ngâm mình trong nước từ vài tuần đến mười mấy tuần.
Phát hiện của giáo sư Aug khiến nhiều người nghi ngờ chất vấn những dự đoán trước đây về nguyên nhân cái chết của người tiền sử Oetzi. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng người tiền sử đã gặp phải trận bão tuyết bất ngờ vào mùa thu, cuối cùng đã bị chết vì khí hậu quá lạnh.
Người tiền sử đội mũ, chân bọc da cừu, trên người mặc ba lớp áo được khâu bằng da hươu, da cừu và sợi vỏ cây. Bên cạnh di thể Oetzi còn đặt một chiếc rìu bằng đồng và một túi đựng đầy mũi tên.
Người tiền sử Oetzi cao 1,62m, khi chết chừng 50 tuổi. Tổ nghiên cứu do giáo sư Aug chỉ đạo trước đó đã chứng minh, người tiền sử Oetzi mắc bệnh viêm đường hô hấp, trong cơ thể người tiền sử có ký sinh trùng. Trước khi gặp nạn vài tháng, người tiền sử Oetzi từng ba lần mắc bệnh nghiêm trọng. Từ hàm lượng đồng và Asen còn lưu lại trong tóc rất cao, khiến các nhà khoa học có thể phán đoán, ông ta từng làm công việc luyện đồng. Tất cả những phán đoán này khiến cho cái chết thần bí của Oetzi càng lẫn lộn khó phân biệt. Vì vậy, cho đến nay chân tướng của sự việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.