Cận cảnh các loài cây lá kim độc đáo nhất thế giới (Phần 1)

Gồm các loài thông, bách, tuyết tùng..., cây lá kim là một nhóm thực vật cổ xưa, có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.


Vân sam Colorado (Picea pungens)
cao 35 mét, là thực vật bản địa ở các dãy núi miền Tây của Bắc Mỹ. Loài cây lá kim này có lá màu xanh xám, đầu lá có gai nhọn này là cây cảnh được ưa chuộng ở xứ ôn đới.


Vân sam Sitka (Picea sitchensis)
cao 50 mét, có nguồn gốc từ vành đai ven biển miền Tây Bắc Mỹ. Sinh trưởng mạnh trong điều kiện lạnh và ẩm, chúng thường được trồng như một loại cây lâm nghiệp.


Vân sam Nauy (Picea abies)
cao 50 mét, là loài cây phổ biến khắp vùng Bắc Âu. Loài cây có lá giống gai nhọn này có tốc độ sinh trưởng nhanh, là một loại cây lấy gỗ quan trọng.


Lãnh sam đỏ (Abies magnifica)
cao 40 mét, phân bố ở phía Tây Bắc Mỹ. Chịu hạn tốt, chúng mọc được trên các sườn núi khô mà ít loài cây gỗ nào khác sống nổi.


Lãnh sam bạc (Abies alba)
cao 40 mét, là cây bản địa ở các vùng núi châu Âu. Ở Bắc Mỹ, chúng được trồng ở nhiều đồn điền để phục vụ thị trường cây thông Giáng sinh.


Thông một lá (Pinus monophylla)
cao 15 mét, có nguồn gốc từ các sườn núi đá ở Mexico và Tâm Nam nước Mỹ. Trong họ Thông, loài cây mọc thấp này là loài duy nhất có lá mọc đơn lẻ chứ không theo cụm.


Thông Arolla (Pinus cembra)
cao 20 mét, phân bố ở vùng núi cao châu Âu. Phát triển rất chậm, chúng có thể mất 30 năm để cao 1,3 mét và mất 50-80 năm để đạt độ chín sinh sản.


Thông duyên hải (Pinus pinaster)
cao 35 mét, là loài thực vật bản địa ở miền Tây Địa Trung Hải. Chúng sinh trưởng nhanh, có các lá kim mọc thành từng cặp.


Thông hai lá quả nhỏ (Pinus tabuliformis)
cao 25 mét, là cây bản địa của khu vực bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Gỗ của chúng được dùng làm vật liệu xây dựng, nhựa làm hương liệu và lá có thể chế thành trà.


Linh sam Douglas duyên hải (Pseudotsuga menziesii)
cao 60 mét, phân bố ở vùng ven biển Tây Bắc Mỹ. Nón cái của chúng có những lá bắc đặc trưng, do vảy nón biến dạng tạo thành. Đây là một trong những loài cây lá kim cao nhất.


Tuyết tùng Himalaya (Cedrus deodara)
cao 50 mét, là thực vật bản địa Tây Himalaya. Coi đây là loại cây thần thánh, người Hindu giáo dùng chúng để chế dầu thơm dùng trong nghi lễ thanh tẩy.


Tuyết tùng Lebanon (Cedrus libani)
cô 40 mét, mọc ở lưu vực Đông Địa Trung Hải. Có cành tỏa rộng đẹp mắt, chúng là cây trồng làm cảnh phổ biến, dù rất hiếm gặp trong tự nhiên.


Thiết sam Tây Bắc Mỹ (Tsuga heterophylla)
cao 60 mét, phân bố ở miền Tây Nắc Mỹ. Là loài thiết sam lớn nhất, chúng sinh trưởng mạnh trong điều kiện mát và ẩm, tuổi thọ có thể trên 1.000 năm.


Thông kim tiền (Pseudolarix amabilis)
cao 40 mét, là thực vật bản địa miền Đông Trung Quốc. Loài cây này chuyển sang màu vàng rực rỡ vào mùa thu, rồi rụng lá vào mùa đông.


Bách tán Chile (Araucaria araucana)
cao 50 mét, có nguồn gốc từ vùng núi cao Chile. Lá loài cây này có đầu nhọn, mọc theo hình xoắn ốc. Cây trưởng thành có tán xòe rộng như chiếc ô.

còn tiếp...

Cập nhật: 08/03/2022 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video