Cận cảnh núi lửa Chile đang phun trào khiến bạn hết hồn

Hình ảnh núi lửa phun trào trong bầu trời đầy khói bụi và tia sét, khiến khung cảnh giống hệt như ở "ngoài hành tinh".

Chùm ảnh núi lửa Chile đang phun trào khiến bạn hết hồn

Như đã đưa tin, vào khoảng 6h ngày 23/4 theo giờ địa phương, ngọn núi lửa Calbuco nằm ở khu vực phía Nam Chile bất ngờ thức giấc sau một thời gian dài ngủ yên, phun những cột tro bụi hình nấm cao tới 20.000m.

Ngay sau khi núi lửa bất ngờ phun trào, Văn phòng khẩn cấp quốc gia Chile đã ban hành báo động đỏ và yêu cầu gần 4.000 người dân di tản khỏi khu vực bán kính 20km xung quanh khu vực núi lửa. Các biện pháp khẩn cấp cũng được áp đặt tại thành phố Bariloche - quốc gia láng giềng Argentina cách ngọi núi lửa 100 km.

Được biết Chile nằm trên "Vành đai lửa" của Thái Bình Dương, có chuỗi núi lửa lớn thứ hai trên thế giới sau Indonesia, trong đó có khoảng 500 ngọn núi lửa đó là có khả năng hoạt động.

Chùm ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ nét hơn về sự thức giấc của ngọn núi lửa Calbuco này.

Đây là một trong ba núi lửa nguy hiểm nhất trong số 90 núi lửa vẫn đang hoạt động của Chile. Lần cuối cùng Calbuco phun trào là vào năm 1972.


Vụ phun trào gây ra một đám mây tro bụi khổng lồ, có thể nhìn thấy được từ khoảng cách vài km.


Theo chuyên gia của Cục địa chất và mỏ quốc gia Chile, núi lửa Calbuco có thể sẽ phun trào dung nham và cảnh báo nguy hiểm về khả năng xảy ra dòng khí nóng.


Đây là dòng hơi cực nóng trộn lẫn với tro bụi và đá vụn phun ra từ lòng núi lửa di chuyển với tốc độ lên tới 200 - 300 km/giờ có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi.


Được biết, dòng khí nóng này được tạo ra khi đám mây tro bụi dày chạm đến thượng tầng khí quyển bị co lại và đổ sập trở lại mặt đất.


Nhiều người cho rằng, sự va chạm của các hạt tro mịn xám xịt bay lên từ núi lửa trong không khí tạo ra một lượng lớn sự tích điện dẫn đến cơn bão sét.


Các chuyên gia cũng cho biết, mức độ phun trào phụ thuộc vào thành phần của magma.


Có thể tưởng tượng, núi lửa như một chai Coca, những bọt khí trong chai bình thường bị áp suất và nắp chai đóng kín giữ lại trong nước, cũng chính là trong magma. Khi mở nắp, không khí do sự chênh lệch áp suất sẽ tìm cách thoát ra ngoài.


Những bong bóng khí này lớn tới mức kéo theo cả magma, hình thành nên hiện tượng núi lửa phun trào.


Vụ phun trào này được dự báo sẽ lớn hơn vụ núi lửa Villarrica ở Chile phun trào dung nham hôm 3/3 khiến khoảng 3.500 người dân phải sơ tán.

Video: Núi lửa Chile đang phun trào

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video