Cảnh giác những bệnh lây truyền từ chó

Mới đây Trường đại học Y Dược TP.HCM tiến hành xét nghiệm 292 mẫu phân chó, kết quả 196 mẫu có ký sinh trùng gây bệnh đường ruột, 152 mẫu có giun móc chó ancylostoma camum (có thế lây và gây bệnh cho người) 40 mẫu có trứng giun đũa ascaris lumbricoides; 11 mẫu có trứng giun toxoeara canis.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm nhất ấu trùng giun từ chó (Ảnh: digital-slr-guide)
Khi chó bị nhiễm giun có thể thải ra môi trường hàng triệu trứng giun sau mỗi lần bài tiết. Xét nghiệm phát hiện trong 1 gam phân chó thải ra chứa 15.000 trứng giun. Những trứng giun chó thải ra đất đã có phôi, gặp mưa sẽ nở thành ấu trùng.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm loài ấu trùng này qua đường miệng, hậu môn. Khi ấu trùng lọt vào cơ thế đi tới ruột non, theo máu định vị gan, phổi, não, mắt. Mặc dù ấu trùng không phát triển thành giun trưởng thành, nhưng nó trở thành bào nang hoặc hóa vôi gây tổn thương các mô nơi đó.

Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng. Các bào nang ấu trùng giun chó thường làm cho người có hiện tượng dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi.

Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Sán dải có ba loại chính. Ấu trùng sán echinococcus granulosus, một loại sán dải nhỏ, con trưởng thành dài 3-6mm, đầu có 4 dĩa hút và một hàng móc đôi, thân gồm ba đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng. Trứng của loài sán này theo phân chó ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.

Khi con người ăn rau sống hoặc vuốt ve chó, trứng sán dính vào tay, vào cơ thể cư trú tại phổi, gan, lách, não. Tại đây trứng lớn dần thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da. Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi.

Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy. Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Nếu chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.

Ấu trùng sán spirometramansoni hay spirometra erinacei ký sinh trong ruột non của chó. Trứng theo phân ra ngoài, ở trong nước hồ, ao, cống, rãnh. Trứng nở ra phôi có lông tơ, bơi trong nước và bị lăng quăng đỏ nuốt. Lăng quăng đỏ bị nòng nọc ăn, ấu tr

Xoắn khuẩn leptospira (Ảnh: nii.ac)
ùng giai đoạn I sẽ thành ấu trùng giai đoạn II ở ếch, nhái. Các loài lươn, rắn; chuột, gà ăn lăng quăng đỏ hoặc ăn ếch, nhái mang ấu trùng này. Người nhiễm loài sán này thường do ăn thịt ếch, nhái nấu chưa kỹ, uống phải nước có lăng quăng đỏ nhiễm sán hoặc do đắp thịt ếch, nhái giã nát lên mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Sau khi vào ruột non, sán xuyên qua vách ruột di chuyển lần ra da, gây phản ứng viêm da.

Loài sán dipylidium canium khi trưởng thành dài 15-70 cm, có khoảng 60- 175 đốt sán, đầu có 4 bộ phận hút, phần nhô cao có 3-7 hàng móc. Mỗi đốt sán mang bọc trứng có từ 15-25 trứng. Trứng hợp thành chùm, mầu trắng, hình bầu dục. Đốt sán mang trứng theo phân ra ngoài và phóng thích trứng. Trứng này có thể bám vào lông hay ở quanh hậu môn chó. Khi con người vuốt ve chó, trứng dính vào tay rồi lọt vào cơ thể người. Trong cơ thể người, trứng phát triển thành nang ấu trùng có đuôi. Vào đến ruột non khoảng 20 ngày, nang trở thành sán trưởng thành làm cho người đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng.

Trong nước tiểu chó còn nhiễm loài xoắn khuẩn leptospira. Xoắn khuẩn này bám vào rau, thực phẩm và truyền cho người. Xoắn khuẩn leptospira nhiễm vào cơ thể người gây xuất huyết vàng da kèm theo đau cơ, viêm kết mạc đỏ, viêm màng não (đau đầu).

Chó cũng rất nhạy cảm với vi trùng lao và dễ lây bệnh cho người.

Mặc dù hiện nay y học đã có thuốc điều trị cho từng loại sán, nhưng việc phát hiện và điều trị các bệnh lây truyền từ chó tại các cơ sở y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn không xác định được nguyên nhân, nên chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác và điều trị không mấy hiệu quả. Nếu ấu trùng sán đã định vị và hóa vôi ở các mô thì rất khó điều trị dứt hoặc người bệnh phải mang tật suốt đời.

Để phòng ngừa các bệnh lây truyền từ chó, hàng năm gia đình nuôi chó cần cho chó uống thuốc diệt sán hai lần. Không cho chó đến gần lò giết mổ. Không cho chó ăn thịt và nội tạng sống của động vật. Thường xuyên giữ vệ sinh, tắm và diệt bọ chét cho chó. Đặc biệt nhớ phải rửa tay ngay sau khi vuốt ve chó.

Theo Đại đoàn kết, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video