Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết rằng, sở hữu dương vật ngắn có thể hủy hoại khả năng sinh sản của cá thể đực, ít nhất ở loài bọ hạt giống.
Phát hiện mới về khả năng sinh sản của bọ hạt giống
Các cá thể đực thuộc loài bọ hạt giống sở hữu một dương vật cuộn xoắn kỳ lạ, với kích thước bằng 70% chiều dài cơ thể hay 7mm.
Bọ hạt giống đực sở hữu dương vật dài bằng 70% kích thước cơ thể và tương đối đặc biệt. (Ảnh: Corbis)
Thông qua thí nghiệm, các chuyên gia thuộc Đại học St Andrews (Mỹ) phát hiện, cắt ngắn dương vật của bọ hạt giống làm ảnh hưởng tới cơ hội có con của chúng. Mọi thứ trông có vẻ rõ ràng, nhưng nhóm nghiên cứu quả quyết, các kết quả của họ không phải bằng chứng hiển nhiên, vì bọ hạt giống được trời phú cho "cậu nhỏ" tương đối đặc biệt.
Ở hầu hết các loài, cắt dương vật sẽ dẫn đến thảm họa mất chức năng sinh dục, nhưng ở bọ hạt giống lại khác. "Cậu nhỏ" của loài sinh vật này là một cấu trúc giống như ống, không có dây thần kinh, cơ và các mạch máu. Nó cũng dường như dài hơn so với khả năng dung chứa của cơ quan sinh dục của bọ cái.
Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã dùng kéo cắt ngắn dương vật của bọ hạt giống và sử dụng kỹ thuật chụp X-quang để tạo ra các mô hình 3D có độ phân giải cao về những con bọ đang làm "chuyện ấy". Họ khám phá ra rằng, dương vật càng bị cắt ngắn, bọ đực càng ít thành công trong việc có con.
Cụ thể là, các cá thể đực bị cắt cụt 5% chiều dài "cậu nhỏ", có số con ít hơn đáng kể so với những cá thể đực còn nguyên vẹn cơ quan sinh dục trong cùng loài. Bị cắt cụt 30% chiều dài "cậu nhỏ" đồng nghĩa với việc các bọ hạt giống sẽ giảm thời gian giao phối xuống một nửa.
Nhóm nghiên cứu lưu ý, việc sở hữu dương vật dài không phải là điều hiếm gặp trong thế giới các loài bọ, rệp. Đặc điểm này cũng xuất hiện ở nhiều nhóm côn trùng khác. Ngoài ra, trừ tác động đến khả năng sinh sản, việc cắt ngắn "cậu nhỏ" không gây tổn hại gì khác đối với bọ hạt giống.