Phát hiện loài nhện phát ra "tiếng kêu" để mời gọi bạn tình

Âm thanh không chiếm phần quan trọng trong cuộc sống của đa số loài nhện, vì chúng không có tai hay bất cứ cơ quan cảm nhận âm thanh chuyện biệt khác. Vậy tại sao lại có loài nhện lại sử dụng "âm thanh" để mời gọi bạn tình và chúng cảm nhận âm thanh bằng cách nào?

Loài nhện phát ra "tiếng kêu" để mời gọi bạn tình

Tiếng hú của những con sói nhằm báo hiệu rằng chúng đang ở xung quanh, hoặc nó đang gọi bạn tình. Nhưng loài nhện sói mới phát hiện có tên gọi là Gladicosa gulosa, nó có thể phát ra âm thanh như tiếng rì rầm với âm tần rất nhỏ. Các nhà khoa học chưa biết được liệu đối tượng mà nó muốn “tán tỉnh” có thực sự nghe thấy âm thanh phát ra hay không.

Những con nhện cái chỉ có thể cảm nhận được những rung động âm thanh ở chân, nhưng nếu như thế thì con cái chỉ có thể cảm nhận được những âm thanh khi cả con cái và con đực cùng đứng trên cùng một bề mặt.


Loài nhện có thể phát ra "tiếng kêu" để mời gọi bạn tình.

Hầu hết các loài động vật sử dụng âm thanh để giao tiếp. Trên thực tế, Đại học Cornell đã tạo ra một thư viện kỹ thuật số của hơn 200 000 âm thanh của các loài động vật. Nhưng với loài nhện, âm thanh không chiếm phần quan trọng trong cuộc sống của chúng. Vì loài nhện không có tai hay bất cứ cơ quan cảm nhận âm thanh chuyện biệt khác.

Đây có lẽ là điều kinh ngạc lớn nhất đối với Alexander Sweger khi ông phát hiện ra một trong những loài nhện sói giao tiếp bằng âm thanh.

Sweger là một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Cincinnati ở bang Ohio. Hiện ông đang thực hiện luận án Tiến sĩ. Trong phòng thí nghiệm, ông làm việc xung quanh là những con nhện sói.

Trong số những chủng loại nhện sói này có một loài nhện mà trong suốt một thế kỷ được biết đến với tên gọi loài nhện yêu thương. Các nhà sinh học hoài nghi rằng loài nhện sói đặc biệt này có thể dùng âm thanh để ra hiệu cho bạn tình. Nhưng chưa một ai thực sự khẳng định điều này, Sweger nói. Vì thế ông đã quyết định nghiên cứu.

Những âm thanh phát ra tạo nên hai loại sóng. Đầu tiên là một loại sóng ngắn. Nó dịch chuyển các phân tử xung quanh, chỉ phát hiện được qua một cự ly rất ngắn. Loại sóng này được tiếp nối theo sau bởi một sóng dài hơn tạo nên những thay đổi bản địa trong áp suất không khí, Sweger giải thích.

Hầu hết các loài động vật, kể cả con người có thể nhận biết bằng tai làn sóng âm thanh thứ 2. Nhưng các loài nhện có thể phát ra âm thanh lại không thể nghe được âm thanh theo các nhà khoa học tại Đại học Cincinnati mô tả phát hiện của họ tại Pittsburgh, PA trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Âm thanh Mỹ (ASA-Acoustical Society of America).

Loài nhện này phát ra âm thanh bằng cách nào?

Vào thời điểm tìm kiếm bạn tình, những con nhện sói đực thu hút sự chú ý của những con nhện cái bằng cách tạo ra những rung động “tán tỉnh”, Sweger nói.


Một ảnh phổ của các dao động từ "tiếng rì rầm" được tạo ra bởi nhện đực Gladicosa gulosa.

Chúng tạo ra những âm thanh do sự rung động của một bộ phận trong cơ thể, tương tự như cách loài dế tạo ra tiếng kêu, nhằm tạo ấn tượng với những con cái. Những con nhện đực không nhận được sự đồng tình của con cái có thể sẽ bị “con cái ăn thịt”. Con đực “tán tỉnh” thành công sẽ được phép giao phối và sống cùng với con cái.

Những con nhện có thể phát ra tiếng kêu “đang tạo ra những rung động tương tự có thể nhiều hoặc ít hơn như những loài nhện sói ở Bắc Mỹ”, Sweger nói. “Chúng đang sử dùng cấu trúc giống nhau và tạo thành những rung động”.

Nhưng các nhà khoa học cho thấy rằng so sánh với những âm thanh rung động được tạo ra bởi những loài nhện sói khác, thì âm thanh bởi loài Gladicosa gulosa được tạo ra mạnh nhất.

Bên cạnh đó Sweger còn phát hiện thêm, những bề mặt lá cây có thể truyền âm thanh được phát ra bởi những con nhện tốt hơn những chất liệu khác.

Nếu một người đứng cách nơi những con nhện đang mời gọi bạn tình vài mét, họ có thể nghe thấy âm thanh mà chúng phát ra.

Tán tỉnh bằng âm thanh

Vậy tại sao lại phải tạo ra những sóng âm có thể nghe được khi con đực chỉ cần truyền một vài rung động tán tỉnh đến những con nhện cái? Đây thực sự là một câu đố. Và thí nghiệm của Sweger có thể đưa ra câu trả lời: âm thanh này chỉ tình cờ được tạo ra.

Những rung động được tạo bởi loài nhện này, chỉ có thể nghe được khi chúng được tạo ra trên bề mặt là giấy hoặc những lá cây khi đó âm thanh được tạo ra cực lớn có thể truyền thông điệp của nhện đực tới nhện cái ở khoảng cách xa. Nhưng nhện cái chỉ có thể “nghe” nếu nó đang đứng trên một bề mặt có thể truyền âm, chẳng hạn như lá cây.

Theo Khoahocthuvi.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video