Cây dành dành không chỉ để tạo màu cho xôi mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Quả dành dành thường có từ tháng 6 tới tháng 10 dương lịch với màu đỏ đặc trưng thường được làm bột để tạo màu cho xôi. Tuy nhiên ít người biết rằng, cây dành dành từ lá, hoa, rễ cây tới quả đều có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.

Cây dành dành còn được gọi là cây chi tử, cây thủy hoàng chi có tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ thiên thảo - Rubiaceae.


Cây dành dành còn được gọi là cây chi tử, cây thủy hoàng chi...

1. Công dụng của dành dành đối với sức khoẻ

Mỗi một bộ phận của cây dành dành đều chứa các hợp chất tốt cho sức khỏe với ứng dụng khác nhau, cụ thể:

  • : chứa iridoid cerbinal.
  • Vỏ của quả: chứa axit ursolic.
  • Hạt của quả: chứa hợp chất iridoid glycosid như shanzhiside, gardosid,... cùng các axit hữu cơ, sắc tố α - crosin và α - crocetin.
  • Hoa: chứa tinh dầu và steroid.

Không phải ai cũng biết tác dụng của cây dành dành và dưới đây là những tác dụng cây mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý không được tự ý sử dụng lá, thân, rễ hay quả dành dành để chữa bệnh mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Chống viêm nhiễm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện NIH thì hai hợp chất genipocytes và genipins trong tinh dầu Gardenia có tác dụng kháng viêm. Trong đó, chiết xuất từ lá dành dành có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn được ứng dụng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh và các kích thích từ môi trường bên ngoài gây ra.


Hoa dành dành màu trắng với mùi thơm đặc trưng. (Ảnh: ST).

Giảm trầm cảm và lo âu

Theo nghiên cứu của Đại học Trung y Nam Kinh thì cây dành dành với tinh dầu sau khi chiết xuất được ứng dụng trong liệu pháp mùi hương với tác dụng làm dịu tâm trạng, thư giãn và giảm căng thẳng cũng như tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Chống béo phì

Một nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng thể chất và Hóa sinh cho biết cây dành dành chứa hợp chất genipin có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất enzyme trong quá trình tiêu hóa chất béo từ đó hỗ trợ giảm cân.

Đồng thời chiết xuất này còn giúp kiểm soát mức lipid bất thường, rối loạn dung nạp glucose và nồng độ insulin cao.

Hỗ trợ tiêu hoá

Vỏ quả của cây dành dành chứa hợp chất axit ursolic có liên quan tới khả năng hỗ trợ và ngăn ngừa viêm nhiễm tại đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét và nhiễm trùng liên quan tới vi khuẩn HP hay trào ngược axit dạ dày.

Ngoài ra theo Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì hợp chất axit ursolic có nhiều tác dụng dược lý, bao gồm các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm khác.


Quả cây dành dành có nhiều công dụng trong chữa bệnh. (Ảnh: ST).

Tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi và đau nhức

Tinh dầu từ cây dành dành có tác dụng kích hoạt lưu thông máu khi được sử dụng như một loại dầu xoa bóp.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu được công bố trên Food Bioscience, tinh dầu từ cây dành dành cũng giúp giảm đau nhức và khó chịu có liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt và viêm khớp cũng như giảm chấn thương liên quan tới tập luyện thể thao do mệt mỏi cơ gây ra như bong gân và chuột rút cơ bắp.

Giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp

Mùi thơm đặc trưng của hoa dành dành được lưu truyền rằng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp do cảm lạnh gây ra. Bạn có thể sử dụng tinh dầu dành dành trong các máy khuếch tán để giảm đau họng, nghẹt mũi, tắc xoang và viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó tính kháng khuẩn của dành dành cũng giúp tăng lợi ích khi sử dụng.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy cho thấy, Crocetin có trong cây dành dành có tác dụng trong điều trị các tổn thương phổi do bức xạ ở chuột. Tuy vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi khẳng định chắc chắn.

Tăng cường sức khỏe cho da

Dầu dành dành được xem như một chất dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da khô bằng cách thúc đẩy tăng độ bóng và khắc phục các tổn thương giúp làn da thêm trẻ khỏe hơn.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chíJournal of Biomedicine and Pharmacotherapy cho thấy, dành dành chứa Ferulic Acid - là một chất chống oxy hóa mạnh giúp củng cố thành tế bào chống lại các tác hại do vi khuẩn hoặc ánh nắng mặt trời gây ra.

Cập nhật: 03/10/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video