Chất độc da cam liên quan đến bệnh tim và Parkinson

Đúng 48 năm trước, ngày 10/8/1961 bắt đầu chiến dịch rải hóa chất có mang chất độc da cam trên đất Việt Nam. "Tác hại đối với sức khoẻ con người thậm chí còn khủng khiếp hơn số người đã chết, số người tiếp tục được sinh ra bị khuyết tật và thời gian phát triển dai dẳng một số bệnh ở các nạn nhân".

Ngoài những bệnh tật hiểm nghèo và di chứng nặng nề để lại cho dân chúng, gần đây các nhà nghiên cứu y học cho biết đã tìm thấy một số dẫn chứng về sự liên quan giữa việc tiếp xúc chất khai quang (chất màu da cam và những chất diệt cỏ khác dùng trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam) với sự phát triển bệnh tim trầm trọng và bệnh Parkinson.

Công trình nghiên cứu này do Bộ Cựu chiến binh Mỹ cấp kinh phí đã đề xuất những việc cần phải làm để đối phó với những phát hiện mới này. Người phát ngôn của Bộ Cựu chiến binh nói Bộ sẽ xem xét toàn diện tác dụng độc hại của chất da cam mà các cựu chiến binh Mỹ đã phải tiếp xúc để họ nhận được những quyền lợi mà họ đáng được hưởng. 

Một trực thăng Mỹ đang phun thuốc khai quang tại một khu vực rậm rạp ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 26/7/1969 (Ảnh trích từ: wikipedia.org)

Viện Y học, một thành viên của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia được Quốc hội Mỹ giao nhiệm vụ cứ hai năm một lần báo cáo về những hậu quả phát hiện thêm được về ảnh hưởng của sự phơi nhiễm chất da cam.

Để xác định liệu các cựu chiến binh Mỹ có đứng trước nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim (ischemic heart disease) - một bệnh giảm lượng máu cung cấp cho tim – hay không, các nhà y học đã tiến hành nhiều nghiên cứu, phản ánh mối liên quan giữa sự phơi nhiễm ở mức độ cao với xác xuất lớn của bệnh này.

Những yếu tố khác như nghiện thuốc lá, tuổi tác, cân nặng cũng có một vai trò nào đó, song các cựu chiến binh bị phơi nhiễm với hoá chất có nguy cơ lớn hơn.

Kết luận về bệnh Parkinson dựa trên 16 báo cáo tổng kết quá trình theo dõi sự phơi nhiễm thuốc trừ cỏ với các bệnh hoặc triệu chứng giống như liệt rung. Nhưng công trình nghiên cứu cũng đề cập đến một hạn chế là thiếu các số liệu về tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong số các cựu chiến binh.

Theo bà Diane Nicblack Fox, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Hamilton (Mỹ), từ năm 1961-1971, Mỹ đã rải 21 triệu ga-lông chất diệt cỏ và chất gây rụng lá ở Việt Nam, trong đó khoảng 2/3 số đó có chứa chất điôxin.

Bảo Châu - Vietnamnet (Theo AP.com, VNTTX)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video