Chất tẩy làm từ mùn cưa và nước có khả năng diệt vi khuẩn, virus hiệu quả

Một loại chất tẩy mới làm từ mùn cưa và nước có thể loại bỏ tới 99% các vi sinh vật mang bệnh, bao gồm cả bệnh than và một số chủng virus gây cúm.

Việc lạm dụng chất tẩy có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như thể trạng người sử dụng. Đơn cử, hơi bốc lên từ những thuốc tẩy chứa clo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người, hay những thuốc tẩy chứa phenol (hay những hóa chất tương tự) lại có chi phí sản xuất cao, với quá trình chế tạo tốn kém năng lượng.


 Chất tẩy làm từ nước và mùn cưa có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn.

Tuy nhiên, những cấu trúc hữu cơ phenol có sẵn trong gỗ lại mở ra lối đi mới. Bàn luận với đồng nghiệp, kỹ sư môi trường Zhang Shicheng công tác tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải đặt câu hỏi: sẽ ra sao nếu chúng ta tận dụng mùn cưa để tạo ra một hợp chất kháng khuẩn thân thiện với môi trường.

Khi đun hỗn hợp mùn cưa với nước trong vòng một tiếng dưới áp suất cao rồi tiến hành lọc tổ hợp trên, nhóm nghiên cứu thử khả năng diệt khuẩn của thành phẩm. Trong thí nghiệm, nhóm lấy mục tiêu là Staphylococcus epidermis, một loại khuẩn sống trên da có thể gây dị ứng; mục tiêu khác là khuẩn E. coli vốn có thể gây bệnh đường tiêu hóa.

Trong những độ đậm đặc nhất định, chất tẩy làm từ nước và mùn cưa có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn. Báo cáo nghiên cứu đã được nhóm các nhà khoa học đăng tải trên chuyên trang Proceedings of the National Academy of Sciences.

Trong thử nghiệm với vi khuẩn gây bệnh than và virus gây cúm, nhóm cũng có được những kết quả khả quan. Ngoài ra, chất tẩy còn có tác dụng lên các mầm bệnh đang “ngủ đông” chờ thời, vốn rất khó tiêu diệt bằng nhiều loại thuốc tẩy thông dụng.

Phân tích thành phần cho thấy tổ hợp chất tẩy thân thiện với môi trường chứa nhiều các cấu trúc phân tử giống phenol. Có lẽ, phương pháp “hầm” mùn cưa với nước đã bẻ gãy các liên kết phân tử trong gỗ, giải phóng các phân tử phenol có khả năng kháng khuẩn.

Dưới kính hiển vi, chất tẩy tấn công thành tế bào của E. coli and S. epidermis. Theo lời nhà nghiên cứu Zhang, chất tẩy mới có thể gây thiệt hại tới các protein và vật chất di truyền trong vi khuẩn và virus.

Cập nhật: 22/01/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video