Trái ngược với những quan niệm thông thường về vấn đề thế nào là bình thường hoặc khỏe mạnh, một công trình nghiên cứu mới phát hiện rằng không bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc sau khi trải qua một chấn thương tâm lý, ví dụ như một vụ bắn giết ở trường học hoặc tấn công khủng bố, cũng là một điều tốt.
Theo Tiến sĩ, nhà tâm lý Mark Seery, ĐH Buffalo, tác giả chính của một công trình đăng tải trên ấn bản tháng 6 của tờ Journal of Consulting and Clinical Psychology, thì thực ra những người chọn không bày tỏ cảm xúc của họ sau một sự kiện có thể sẽ còn ổn hơn những người nói về cảm xúc của mình.
Công trình khảo sát ảnh hưởng tinh thần và thể chất của các cơn sang chấn ở những người trải qua thảm kịch nhưng không trực tiếp mất mát bạn bè, người thân. Công trình tập trung vào phản ứng mọi người về đợt tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nhưng kết quả có thể khái quát hóa để bao gồm phản ứng của những tổn thương tinh thâ khác.
Phát hiện này có những ứng dụng quan trọng đối với hy vọng mọi người nên phản ứng như thế nào để đối mặt với một cú sốc gây ảnh hưởng tới cả cộng đồng hoặc thậm chí cả quốc gia.
Seery cho biết kết quả không nên được diễn dịch theo nghĩa: bày tỏ cảm xúc suy nghĩ là có hại hơn hoặc nếu ai muốn bày tỏ cảm xúc của mình thì họ cũng không nên làm thế. “Điều quan trọng là phải nhớ rằng không phải ai cũng đối phó với những sự kiện theo một cách giống nhau, và trong hệ quả tức thì của một cú sốc tập thể, việc không muốn bày tỏ suy nghĩ cảm xúc là hoàn toàn lành mạnh.”
Seery chỉ ra ngay sau khi thảm kịch nổ súng năm ngoái tại trường ĐH Kỹ thuật Virginia, có rất nhiều nhà tâm lý xuất hiện trên truyền thông mô tả tầm quan trọng của việc làm cho tất cả các sinh viên bày tỏ suy nghĩ của họ. “Điều này minh họa hoàn hảo cho giả thiết trong văn hóa đại chúng, và thậm chí trong hoạt động y tế, là mọi người cần phải tâm sự để vượt qua một cú sốc tập thể.”
“Thay vào đó, chúng ta nên nói với mọi người rằng không có gì sai trái nếu họ không muốn bày tỏ cảm xúc của mình sau một cú sốc tập thể. Thực chất, họ có thể vượt qua hoàn toàn thành công và, theo như nghiên cứu của chúng tôi, có thể tốt hơn những người muốn bày tỏ cảm xúc.”
Sử dụng số liệu lớn toàn quốc, Seery và cộng sự kiểm tra phản ứng của mọi người đối với vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, bắt đầu ngay sau khi sự kiện và tiếp tục trong hai năm sau đó. Trong một bài khảo sát trực tuyến, người tham gia được tạo cơ hội nói lên suy nghĩ và cảm xúc của họ vào ngày 11/9 và vài ngày sau đó.
Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh những người bày tỏ với những người giữ kín.
Nếu giả thiết về việc cần thiết bày tỏ là đúng – tức không biểu hiện cảm xúc dẫn đến ức chế có hại hoặc các bệnh lý khác – thì những người chọn cách không biểu hiện có thể phải chịu những triệu chứng sức khỏe tinh thần và thể chất có hại theo thời gian.
“Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện chính xác điều ngược lại: những người chọn không bày tỏ thường dễ chịu hơn những người chọn cách bày tỏ.”
Hơn nữa, khi các nhà nghiên cứu tập trung vào những người chọn cách bày tỏ, và kiểm tra độ lâu dài của phản ứng, họ phát hiện một mẫu tương tự.
"Những người bày tỏ nhiều thường không tốt bằng những người bày tỏ ít. Chúng tôi đưa ra nhiều lời giải thích trong phân tích thứ hai, nhưng chưa có gì giải thích được ảnh hưởng này.”