Chỉ số IQ không quyết định thành công, nhưng trong lịch sử nhiều người bị đối xử tệ vì có IQ thấp

Bài kiểm tra IQ không hoàn toàn phản ánh chính xác trí thông minh của 1 người. Tuy nhiên từng có thời điểm, nhiều người bị đối xử tệ bạc bởi chỉ số IQ không cao.

Thông minh là tính từ chỉ người có trí tuệ vượt trội hơn người; có năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề. Cụm từ "thông minh" cũng có thể được giải nghĩa là khôn khéo, nhanh trí, biết cách ứng phó mau lẹ đối với những tình huống xấu xảy đến bất ngờ.

Những người có IQ thấp từng bị triệt sản, thậm chí tử hình.

Từ nhiều thế kỷ nay, các nhà khoa học vẫn luôn cố gắng đo đạc trí thông minh bằng nhiều cách - một trong số đó là các bài kiểm tra IQ.

Theo đó, IQ là viết tắt của "Intelligence Quotient", tạm dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Nó được xác định bằng cách lấy tuổi trí tuệ, theo kết quả của một bài kiểm tra IQ, chia cho tuổi đời và nhân với 100.

Được biết, bài kiểm tra IQ có nguồn gốc ra đời như sau: Năm 1905, 2 nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet và Théodore Simon đã thiết kế một bài kiểm tra với mục đích giúp những đứa trẻ đang gặp khó khăn trong học tập. Bài kiểm tra giúp nhận dạng các học sinh cần được giáo viên đặc biệt chú ý và kèm cặp thêm. Phương pháp này đã hình thành tiền đề cho bài kiểm tra IQ. Đến đầu thế kỷ 19, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả định rằng những khả năng như lý luận bằng ngôn ngữ, trí nhớ và kỹ năng nhận thức không gian phản ánh trí thông minh của con người. Nhân tố này được đặt tên là G Factor.

Simon và Binet sau đó thiết kế một loạt các bài kiểm tra để đo đạc từng yếu tố, và dựa trên kết quả để đưa ra một số điểm duy nhất. Hai nhà tâm lý học cho rằng, điểm số này phản ánh được trí thông minh tổng quát của con người. Điều này đến này vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên vào thời điểm đó, nhiều quốc gia, cơ quan đã dùng các bài kiểm tra này để đánh giá người dân.


Alfred Binet và Théodore Simon.

Trong thế chiến thứ I, quân đội Mỹ đã sử dụng các bài kiểm tra IQ để sàng lọc, tuyển chọn binh lính, từ đó đào tạo sĩ quan chính thức. Lính có chỉ số IQ càng cao thì chức vụ sẽ càng cao. Không chỉ trong môi trường quân đội, các bài kiểm tra IQ còn được dùng để phân loại, xếp hàng các học sinh.

Tuy nhiên nhưng điều sau đây mới thực sự khủng khiếp. Đầu thế kỷ 20, "thuyết ưu sinh" rất phổ biến ở châu Âu và dần lây lan sang cả châu Á, châu Mỹ. Đây là phong trào xã hội dựa trên cơ sở "cải thiện chất lượng gen di truyền của con người". Cụ thể, học thuyết phi nhân tính này kêu gọi đánh giá các nét tiêu biểu của con người, theo đuổi các đặc điểm mong muốn và loại bỏ những nhóm bị liệt vào dạng xấu và thấp kém. Hiểu một cách đơn giản thì những người ủng hộ thuyết này cho rằng những người thông minh có gene tốt sẽ di truyền cho con mình những đặc điểm này và những người bị đánh giá là "ngu dốt, thấp kém, dị tật" thì không nên sinh con vì sẽ khiến giống loài đi xuống.

Để kết luận một người là "ngu dốt", chính quyền nhiều nơi đã dựa vào các bài kiểm tra IQ. Vào năm 1924, tiểu bang Virginia đưa ra chính sách ép những người IQ thấp phải đi triệt sản, quyết định này thậm chí còn được thông qua và ủng hộ bởi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Nhiều nước khác cũng thông qua luật triệt sản như Mỹ vào thập niên 1920 và 1930, bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan. Vào thời Hitler, Đức quốc xã cũng đồng ý tử hình những đứa trẻ có IQ thấp. 

Bài kiểm tra IQ không phản ánh chính xác trí thông minh của 1 người

Thực tế, bài kiểm tra IQ không phản ánh chính xác trí thông minh của 1 người. Theo thời gian, các nhà khoa học nhận thấy IQ tăng dần đều qua các thế hệ. Mức tăng trưởng IQ này không phải là do yếu tố di truyền vì sự tăng trưởng xảy ra quá nhanh. Thay vào đó, họ chỉ ra yếu tố môi trường đã ảnh hưởng đến IQ của thế hệ sau, bao gồm: Giáo dục được cải thiện, hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng tốt hơn.

Năm 2012, một nghiên cứu của Tiến sĩ người Anh Roger Highfield đăng tải trên tạp chí Neuron cho thấy, chỉ số IQ không phản ánh chính xác trí thông minh của con người ở cả ba lĩnh vực gồm trí nhớ nhanh, khả năng lý luận và kỹ năng phát biểu. Bên cạnh đó, chỉ số IQ còn có thể thay đổi theo các mốc thời gian. Khi một người có nhiều trải nghiệm, học được thêm những kiến thức thì chỉ số IQ của họ cũng tăng dần lên.


Nếu bạn muốn thành công, IQ cao là chưa đủ

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học người Philippines Irish Movido, chỉ số thông minh (IQ) chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định. Nói cách khác, nếu chỉ có IQ cao không thôi thì bạn khó mà thành công trong xã hội. Trong quá khứ, con người từng tôn sùng chỉ số IQ quá mức nhưng ngày nay, vai trò của nó đã được nhìn nhận, nghiên cứu đa chiều và khách quan hơn.

Nếu thấy con có chỉ số IQ thấp, bố mẹ cũng đừng buồn bã và thất vọng. Thay vì IQ, bố mẹ có thể tâp trung nuôi dạy con các kỹ năng sống, bồi đắp trí tuệ cảm xúc. Theo bà Movido, trí tuệ cảm xúc chính là: Sự hiểu biết về bản thân, hiểu về người khác, thúc đẩy bản thân phát triển, biết đồng cảm và biết tạo dựng các mối quan hệ.

Phát triển EQ cho con không hề khó, bố mẹ có thể làm theo các bước sau: Dạy con định vị cảm xúc của mình; đặt ranh giới cho các hành vi; ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực của con, dạy con về sự đồng cảm. Cuối cùng, hãy dạy con cách tạo dựng mối quan hệ. (xem chi tiết TẠI ĐÂY).

Bên cạnh đó, thái độ sống mạnh mẽ, tự tin, luôn biết đứng lên sau mỗi thất bại cũng là kỹ năng sống quan trọng mà bố mẹ cần dạy con để hướng đến thành công.

Cập nhật: 09/06/2020 Theo nhipsongviet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video