Giới khoa học giải đáp bí ẩn về “ngọn lửa vĩnh cửu” không bao giờ tắt dù nằm ngay dưới thác nước

Chiêm ngưỡng ngọn lửa vĩnh cửu đẹp nhất thế giới

Có lẽ được nhóm lên bởi người dân bản địa từ hàng ngàn năm trước, ngọn lửa vĩnh cửu ở New York, Mỹ vẫn luôn rực cháy nhờ một quá trình địa chất tự nhiên nào đó chưa từng được ghi chép trước đây, và có vẻ đẹp còn vượt xa những bí ẩn của nó...

Công viên Chestnut Ridge ở thành phố Buffalo, bang New York, Mỹ từ lâu đã nổi tiếng và thu hút lượng lớn du khách vì nơi đây có ngọn thác Eternal Flame (có nghĩa là ngọn lửa vĩnh cửu). Eternal Flame là một con thác rất nhỏ, có vẻ đẹp không đặc biệt nhưng bên trong khoảng trống nhỏ phía dưới nó lại có một ngọn lửa "bất tử".

Kể từ khi được người dân bản địa phát hiện từ hàng trăm năm trước, ngọn lửa nhỏ này chưa bao giờ vụt tắt trong suốt 4 mùa xuân hạ thu đông. Không cần biết xung quanh nước chảy như thế nào, không khí có ẩm đến đâu, ngọn lửa vĩnh cửu cũng không thể dập tắt. Và kể cả khi con người thử tìm cách dập lửa, kết quả là nó vẫn sẽ bùng lại ngay lập tức.

"Ngọn lửa vĩnh cửu" đã được người dân bản địa tôn thờ trong suốt hàng trăm năm và coi như là một hiện thân của thần linh, sự trường tồn. Có lời đồn tâm linh kể rằng ngọn lửa này chỉ bị dập tắt khi trái đất trải qua một đại họa diệt chủng. Vì thế, chừng nào ngọn lửa còn cháy thì những điều tốt đẹp vẫn còn. Đến thời hiện đại, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã cố gắng lý giải hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này.


Ngọn lửa vĩnh cửu nằm phía sau thác nước ở công viên Chestnut Ridge, New York

Theo nhà nghiên cứu Arndt Schimmelmann của đại học Indiana (Mỹ), đây là là một trong vài trăm ngọn lửa vĩnh cửu tự nhiên trên thế giới, cháy mãi nhờ một nguồn khí ga rò rỉ từ sâu bên dưới mặt lên. Tuy thuộc vào nhóm này, ngọn lửa ở New York vẫn rất đặc biệt. Thường thì loại khí gas dùng để duy trì được cho là bắt nguồn từ một loại đá phiến sét (đá diệp thạch) có từ xa xưa, nằm sâu dưới lòng đất và cực kì nóng.

Nhiệt độ của nó có thể làm sôi nước hoặc nóng hơn rất nhiều, đủ để tách các phân tử carbon trong đá diệp thạch và tạo ra những phân tử nhỏ hơn của khí ga tự nhiên. Tuy nhiên, đối với ngọn lửa ở New York, phiến đá cung cấp nhiên liệu cho nó chỉ nóng như một tách trà ấm; chính vì vậy, có lẽ khí ga để duy trì ngọn lửa vĩnh cửu này bắt nguồn từ một quá trình khác, nhờ đó mà một loại chất xúc tác nào đó đã tạo ra được khí ga từ các phân tử hữu cơ trong phiến đá.


Hai ngọn lửa vĩnh cửu ở New York (phía trên) và ở Pennsylvania (phía dưới)

Ban đầu, đội nghiên cứu của Schimmelmann chỉ nhận nhiệm vụ từ của Bộ năng lượng Hoa Kỳ để ước tính tổng lượng khí Metan rò rỉ lên mặt đất ở khu vục phía Đông Mỹ. Sau đó họ cũng đã nhận thêm được sự giúp đỡ từ Giuseppe Etiope, chuyên gia thế giới về rò rỉ khí ga và những ngọn lửa vĩnh cữu thuộc viện địa vật lý và núi lửa học của Ý.

Đội nghiên cứu không những kiểm tra ngọn lửa vĩnh cữu nằm trong công viên Chestnut Ridge, phía Tây New York và gọi nó là “ngọn lửa vĩnh cữu đẹp nhất thế giới”, mà còn đến Công viên Cook Forest ở Tây Bắc Pennsylvania, nơi cũng có một ngọn lửa khác, tuy nhiên, ngọn lửa ở đây không đặc biệt như ở New York bởi nguồn cung của nó là cả một giếng khí ga cổ.

Cập nhật: 16/11/2021 Theo ANTĐ/Doanhnghiep&tiepthi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video