Cho thai nhi nghe nhạc như thế nào là đúng?

Âm nhạc được cho là có lợi cho sự phát triển não bộ của em bé, vì vậy, nhiều mẹ bầu bắt đầu cho con nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng. Nhưng việc áp tai nghe lên bụng bầu như cách mà nhiều người thường làm có hiệu quả hay ảnh hưởng gì đến em bé hay không? Các chuyên gia giải thích và đưa ra những khuyến cáo cần thiết như sau:

Thai nhi hình thành cơ quan thính giác từ rất sớm

Mặc dù có kích thước chỉ bằng hạt đậu vào tháng thứ 2 của thai kỳ, nhưng phôi thai đã bắt đầu phát triển lỗ tai. Ðến tuần thứ 18, vành tai bắt đầu nhú ra và thai nhi có thể nghe được âm thanh. Và từ tuần thứ 22 đến 24, thai nhi sẽ nghe thấy những tiếng động tần số thấp từ bên ngoài bụng mẹ. Nghiên cứu cho thấy, giai đoạn quan trọng nhất để thai nhi phát triển thính giác là từ tuần thứ 25 của thai kỳ và tiếp tục cho đến khoảng 5-6 tháng. Giọng nói của mẹ có thể là tất cả những thứ mà thai nhi cần nghe trong suốt quá trình hoàn thiện hình hài.


Cách cho thai nhi nghe nhạc thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.

Theo nghiên cứu thực hiện hồi năm 2013, em bé học hỏi ngay từ trong bụng mẹ do dễ phát triển cảm giác thân quen với một thứ gì đó, ví dụ như một bài hát lặp đi lặp lại. Những tiếng ồn mà thai nhi nghe được từ tuần thứ 23 của thai kỳ rất quan trọng đối với năng lực thính giác về sau của trẻ. Các bộ phận của hệ thính giác cần những tiếng ồn này để phát triển đúng cách. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên cho thai nhi tiếp xúc với cả giọng nói và âm nhạc ngay từ khi chưa chào đời. Tuy nhiên, họ cho biết không cần thiết phải dùng tai nghe áp lên bụng bầu để phát nhạc.

Loại nhạc nào phù hợp cho thai nhi?

Trong bài viết đăng trên trang tin sức khỏe sinh sản Babymed.com, một số chuyên gia cho biết nước ối sẽ khuếch đại âm nhạc trong khi một số chuyên gia khác cho rằng nước ối chỉ khuếch đại những âm trầm như đoạn bass của bài hát.

Các mẹ bầu cần chú ý đến việc lựa chọn thể loại nhạc phù hợp cho sức khỏe đôi tai của thai nhi. Theo Tiến sĩ chuyên khoa sản Amos Grunebaum, thể loại nhạc tốt nhất cho thai nhi là nhạc cổ điển vì giai điệu thường lặp đi lặp lại giống như bài hát ru. Song, các mẹ cũng có thể cho thai nhi nghe bất kỳ dòng nhạc nào miễn là nó được hòa âm nhẹ nhàng và không có giai điệu quá chói tai hoặc nhịp điệu dồn dập như nhạc rap và nhạc rock. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng bất lợi khi thai nhi được cho nghe những thể loại nhạc ồn ào có thể khiến trẻ bị giật mình.

Cường độ âm thanh phù hợp với thai nhi

Theo Healthline, tử cung vốn là một nơi ồn ào với vô số âm thanh như tiếng co bóp của dạ dày, tiếng tim đập, tiếng phổi bơm xả không khí và giọng nói của mẹ được khuếch đại bởi sự rung động của xương khi âm thanh truyền đi trong cơ thể. Ðiều đó có nghĩa là việc giữ cho âm lượng ở môi trường bên ngoài thấp là điều quan trọng đối với thai nhi.

Các chuyên gia khuyến nghị nên giữ tiếng ồn bên ngoài ở mức khoảng 50-60dB, tức chỉ bằng âm lượng khi nói chuyện. Vì vậy, việc đặt tai nghe phát nhạc lên bụng bầu là điều không cần thiết. Các sản phẩm tai nghe mẹ bầu còn có xu hướng phát nhạc quá lớn - điều được cảnh báo là không tốt cho sự phát triển của thính giác lẫn não bộ của thai nhi trong bụng mẹ.

Mặc dù việc thỉnh thoảng nghe âm thanh lớn không có hại, nhưng bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu và thường xuyên với các âm thanh lớn (như tiếng nhạc lớn, còi xe, xe tải, máy móc, máy bay…) có thể góp phần làm mất thính giác ở thai nhi, đặc biệt là sau 18 tuần. Do đó, ngoài tránh xa những nơi phát ra âm thanh lớn (như các buổi hòa nhạc, tiệc tùng với  tiếng nhạc ồn ào), các mẹ bầu nên thưởng thức âm nhạc có giai điệu êm dịu tại nhà hoặc kết hợp khiêu vũ nhẹ nhàng, vừa thư giãn vừa xem như một bài tập vận động giúp thai phụ dễ sinh hơn khi chuyển dạ.

Cập nhật: 06/01/2021 Theo Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video