Chụp cắt lớp não bộ có thể sớm phát hiện ý đồ tự tử

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ tin tưởng, phương pháp chụp cắt lớp tiên tiến và thụ thể mà họ đang tìm hiểu hứa hẹn sẽ giúp phát hiện sớm những người có ý định tự tử.

Ý nghĩ là một dạng thông tin tồn tại trong não bộ và của riêng mỗi người. Đó là lý do chúng ta khó có thể nhận ra ý định tự tử của bất kỳ ai đó cho tới khi họ có hành động khả nghi. Đặc biệt với những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) lại càng nguy hiểm hơn. Họ có nguy cơ cao nghĩ tới ý định tự tử do phải chịu các tổn thương tâm lý nặng nề.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tại Đại học Yale, Mỹ, việc xác định mức độ hoạt động của một thụ thể trong não bộ thông qua việc chụp cắt lớp não bộ có thể giúp phát hiện sớm ý định tự tử của một người.

Theo Newatlas, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu mức độ hoạt động của thụ thể metabotropic glutamate receptor type 5 (mGluR5). Trước đó đã từng có nghiên cứu chỉ ra, hoạt động bất thường hoặc quá mức của thụ thể này dẫn tới một loạt các rối loạn tâm trạng. Do đó các nhà khoa học đã quyết định đi sâu tìm hiểu xem liệu mGluR5 có đóng vai trò gì trong ý tưởng tự tử hay không?

Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) tiên tiến trong y học, các nhà nghiên cứu đã xác định được mức độ hoạt động của mGluR5 trên nhóm người mắc chứng PTSD hoặc mắc chứng rối loạn trầm cảm (MDD) và nhóm người khỏe mạnh.


Thụ thể mGluR5 hoạt động mạnh trên những người có ý định tự tử và mắc chứng PTSD. (hình ảnh não bộ trên cùng).

Thật thú vị, mức độ hoạt động của mGluR5 tăng cao rõ rệt ở các đối tượng mắc chứng PTSD so với đối tượng mắc MDD hoặc hoàn toàn khỏe mạnh. Phát hiện cho thấy nồng độ mGluR5 cao hơn tới 24% so với các nhóm đối tượng khác.

Quan trọng hơn cả, những đối tượng mắc PTSD đang có suy nghĩ tự tử cũng cho thấy mức độ hoạt động của mGluR5 cao hơn gấp nhiều lần người mắc PTSD những không có ý định tự tử. Điều lạ lùng là nghiên cứu không tìm thấy sự gia tăng hoạt động của mGluR5 ở các đối tượng mắc chứng MDD có ý định tự tử.

Từ những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu tin rằng, mGluR5 chính là "dấu ấn sinh học" giúp báo hiệu nguy cơ tự tử ở một người, đặc biệt là những người vừa trải qua một cú sốc hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Trưởng nhóm nghiên cứu Irina Esterlis hy vọng rằng, phát hiện trên sẽ giúp các bác sỹ dễ dàng xác định các biểu hiện của bệnh nhân muốn tự tử để kịp thời can thiệp. Thậm chí trong tương lai, Irina kỳ vọng có thể tạo ra được một loại thuốc chống suy nghĩ tự tử bằng cách ức chế thụ thể mGluR5.

Theo thống kê tại Anh, có gần 6 ngàn người tự tử mỗi năm và đàn ông có tỷ lệ tự tử cao gấp 3 lần. Thậm chí trong một nỗ lực chống tự tử vào hồi tháng 10/2018, thủ tướng Anh, Theresa May đã chỉ định bộ trưởng đầu tiên về phòng chống tự tử. Theo Văn phòng thống kê quốc gia, tỷ lệ này đang giảm dần và hiện chỉ còn 10,1 người chết trên 100 ngàn dân.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí PNAS mới đây.

Cập nhật: 22/05/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video