Có nên hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân tim đột quỵ?

(khoahoc.tv) - Hãy từ bỏ hô hấp nhân tạo bằng miệng, chỉ sử dụng các động tác ép ngực bơm không khí sẽ giúp cứu sống nhiều nạn nhân đau tim và giảm nguy cơ tổn thương não hơn.

Một tháng sau khi tim bị ngừng đập, 46% được cấp cứu chỉ bằng biện pháp ép ngực vẫn còn sống, trong khi đó chỉ 40% trong số được cứu nhờ thủ thuật CPR truyền thống (CPR - CARDIOPULMONARY RESUSCITATION - thủ thuật hồi sức tim phổi).

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết thủ thuật hồi sức CPR chỉ dùng tay không chỉ hiệu quả hơn mà nó còn dễ học và thoải mái hơn để thực hiện trên một người lạ.

Hầu hết chúng ta đều thấy trên truyền hình quản cáo rằng CPR là cách tốt nhất để hồi sinh một nạn nhân bị đau tim.  Quảng cáo cho thấy anh đề cập đến hô hấp bằng miệng thay vì giải thích làm thế nào để áp dụng ép ngực. Trong khi ép ngực đúng cách rất quan trọng để giữ nhịp tim của nạn nhân.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết rằng chỉ ép ngực mà không thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) thực sự có khả năng cứu sống nạn nhân nhiều hơn và có thể làm giảm nguy cơ tổn thương não.

Chỉ cần hút một điếu thuốc một ngày cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ đột tử do đau tim ở phụ nữ.

Tiến sĩ Taku Iwami, giảng viên cao cấp bộ phận dịch vụ phòng ngừa tại trường Đại học Y tế công cộng Kyoto, cho biết: "Chúng tôi muốn cho thấy phương pháp hồi sức CPR chỉ ép ngực và nạn nhân tự hô hấp tốt hơn so với phương pháp CPR truyền thống có hà hơi thổi ngạt”.

Những phát hiện mới nhất này sẽ là tin tốt lành cho những người không thể thực hiện ép ngực và thổi ngạt cùng một lúc.

Nghiên cứu đã kiểm tra 1.376 bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột giữa năm 2005 và 2009.

Trong mỗi trường hợp, người qua đường đã kịp thời áp dụng thủ thuật CPR và thực hiện sốc tim cho nạn nhân.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng có khoảng 37% các bệnh nhân được áp dụng CPR và 63% nhận được hô hấp nhân tạo truyền thống.

Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một tháng sau, khoảng 46% bệnh nhân được cấp cứu bằng ép ngực vẫn còn sống, so với khoảng 40% của những người nhận được hô hấp nhân tạo truyền thống.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hơn 40% những người chỉ được cấp cứu bằng ép ngực đã duy trì được chức năng não tốt, so với 33% những người vừa được ép ngực và thổi ngạt.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, người dân nên thực hiện CPR chỉ bằng cách đẩy mạnh và nhanh ở trung tâm của ngực của nạn nhân nếu họ nhìn thấy một người trưởng thành đột nhiên ngã quỵ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn cần phải được áp dụng thủ thuật CPR truyền thống bao gồm cả ép ngực và hô hấp nhân tạo.

Phạm Thị Bích Thu (Daily Mail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video