Có thể bạn chưa biết: Cơ thể người có chứa chất béo giúp chúng ta giảm cân

Béo phì là bệnh khi cơ thể người tích lũy ngày càng nhiều chất béo. Khi nó đạt đến một điểm nhất định, chất béo của sẽ ngừng hoạt động và nó phát triển thành bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng không phải tất cả chất béo đều xấu.

Chất béo tích tụ gây bệnh béo phì được gọi là mỡ trắng, nhưng dạng chất béo thứ hai (mỡ nâu) có thể được sử dụng để điều trị bệnh béo phì. Mỡ nâu chuyển hóa nhiên liệu thành nhiệt. Ở động vật nhỏ như chuột, mỡ nâu tạo ra nhiệt giúp chúng tồn tại, ngay cả khi ở trong nhiệt độ đóng băng.


Chất béo tích tụ gây bệnh béo phì được gọi là mỡ trắng.

Mỡ nâu có thể đốt cháy năng lượng một cách kỳ diệu. Khi được kích hoạt hoàn toàn, chỉ 100 gram mỡ nâu có thể đốt cháy 3.400 calo mỗi ngày - gần gấp đôi lượng thức ăn hàng ngày của con người và đủ để ngăn ngừa bệnh béo phì một cách nhanh chóng.

Cơ thể trẻ sơ sinh có rất nhiều mỡ nâu, nhưng hầu hết người lớn có rất ít và, tệ hơn nữa, nó hầu như không hoạt động. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta có thể phát triển nhiều mỡ nâu, làm cho nó trở thành một cách hấp dẫn để điều trị bệnh béo phì.

Các tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể

Thật không may, cách đáng tin duy nhất để tăng hàm lượng và sự hoạt động của mỡ nâu là sống như thể đang ở vào mùa đông khắc nghiệt mà không có hệ thống sưởi và quần áo ấm. Khi con người ở trong thời thiết lạnh giá thì cơ thể sẽ hiểu rằng nó cần nhiều nhiệt hơn và hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến mỡ nâu để kích thích nó hoạt động và tăng hàm lượng. Nhưng việc đưa mọi người vào một căn phòng lạnh trong nhiều ngày là không thực tế, chưa kể đến điều đó thực sự gây khó chịu.

Một lựa chọn khác để kích thích mỡ nâu là sử dụng thuốc. Nhưng những loại thuốc kích thích mỡ nâu cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim. Nó dẫn đến tác dụng phụ gây ra các cơn đau tim, đặc biệt là ở những người béo phì.

Vấn đề cuối cùng về việc kích thích mỡ màu nâu là ngay cả khi chúng ta có thể biến mỗi tế bào mỡ trắng trong cơ thể thành mỡ nâu, nó sẽ không có ích. Mỡ nâu cần một nguồn máu tốt để cung cấp tất cả những calo mà nó có thể đốt cháy. Nó cũng cần dây thần kinh để liên lạc với các tế bào mỡ nâu để kích thích chúng.


Mỡ trắng (bên trái) và mỡ nâu (bên phải).

BMP8b: phân tử có khả năng thay đổi "cuộc chơi"

Một vài năm trước, chúng ta đã xác định được một phân tử ở chuột được gọi là BMP8b. BMP8b được tìm thấy có mức độ cao hơn trong mỡ nâu so với mỡ trắng, và số lượng của nó tăng lên khi chúng ta đưa chuột vào môi trường lạnh.

Và quan trọng hơn, con người cũng có BMP8b. Chúng ta phát hiện ra rằng việc xóa BMP8b ở chuột ngăn chặn mỡ nâu hoạt động. Bởi vì BMP8b được tìm thấy trong máu, nó có thể được sử dụng như một loại thuốc để tăng lượng mỡ nâu ở người cũng như kích thích hoạt động của nó.

Trước khi thử nghiệm BMP8b ở người, các nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu ảnh hưởng của việc thúc đẩy BMP8b ở chuột - nghĩa là, nó có làm tăng chức năng của mỡ nâu không? Họ đã biến đổi gen mỡ trắng của chuột để có càng nhiều BMP8b như mỡ nâu của chuột bình thường.

Kết quả, việc tăng mức độ BMP8b làm cho mỡ trắng trở nên nâu hơn và tăng sự hoạt động của nó. BMP8b khiến cho những con chuột nhạy cảm hơn với các tín hiệu từ các dây thần kinh kích hoạt mỡ nâu. Điều bất ngờ hơn là BMP8b cũng làm tăng số lượng mạch máu và số lượng các dây thần kinh có trong mỡ trắng và nâu.

Sự kết hợp của các yếu tố này thực sự thú vị vì BMP8b có thể làm tăng mỡ nâu trong cơ thể người để có nguồn cung cấp nhiên liệu tốt. Tăng số lượng các dây thần kinh trong mỡ màu nâu cũng có nghĩa là bất kỳ tín hiệu nào từ não để kích hoạt mỡ nâu sẽ được khuếch đại.

Cuối cùng, vì BMP8b làm cho mỡ màu nâu nhạy cảm hơn với các tín hiệu từ dây thần kinh kích hoạt nó nên có thể sử dụng các loại thuốc tương tự các tín hiệu này ở liều thấp hơn - thậm chí thấp hơn mức gây đau tim.

Mặc dù kết quả đầy hứa hẹn nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để thử nghiệm liệu BMP8b có thể thay đổi chức năng mỡ nâu ở người.

Cập nhật: 04/12/2018 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video