navigation

Cổ vật "nhọ" nhất lịch sử: Làm từ 3,5 tấn ngọc quý nhưng bị đem vào chùa muối dưa

Các di vật văn hóa quý giá luôn được coi là bảo vật quốc gia, chúng thường mang tính thẩm mỹ vượt thời đại hoặc có ý nghĩa lịch sử độc đáo nên sẽ được bảo quản cẩn trọng, trưng bày trang nghiêm tại các viện bảo tàng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn luôn tồn tại các trường hợp sai sót khó tin!


Độc Sơn Đại Ngọc Hải trong một bức ảnh chụp từ thời nhà Thanh. (Ảnh: Sohu).

Gần đây, mạng xã hội Trung Quốc đang nổi rần rần một bảo vật quốc gia mà nhiều cư dân mạng gọi vui là "báu vật mang số phận cay đắng". Đó là một khối ngọc rỗng giữa khổng lồ làm từ 3,5 tấn ngọc bích. Vậy tại sao báu vật này lại phải trở thành hũ đứng dưa muối trong chùa?

Di tích văn hóa này là một khối ngọc có tên là "Độc Sơn Đại Ngọc Hải", chỉ cần nghe tên đã có cảm giác đặc biệt uy nghiêm.


Độc Sơn Đại Ngọc Hải có kích thước tương đương bể tắm cho 2 người trưởng thành. (Ảnh: Sohu)

Vào thời nhà Nguyên (1271 - 1368), Độc Sơn Đại Ngọc Hải được chế tác theo lệnh của Hoàng đế Hốt Tất Liệt, dùng 100% ngọc Độc Sơn - 1 trong 4 thứ ngọc quý giá nhất thời cổ đại, để tạo tác.

Theo số liệu thực tế, đây là một khối ngọc hình lòng chảo có sức nặng những 3,5 tấn, tính sơ qua thể tích này có thể làm thành bể tắm lớn cho 2 người trưởng thành. Đây gần như là tác phẩm đạt đến đỉnh cao đại diện cho cấp độ cao nhất của các tác phẩm ngọc bích. Sau này, Đại Ngọc Hải đã tự khẳng định tên tuổi với giải quán quân trong cuộc thi ngọc toàn Trấn Quốc.


Báu vật ngọc bích quý giá từng làm hũ đựng dưa muối trong chùa suốt 300 năm. (Ảnh: NetEase).

Về sau khi nước Nguyên thất thủ, người trong cung chạy tán loạn tứ phương. Mọi thứ có giá trị trong cung đều bị cướp phá, rất nhiều bảo vật nhà Nguyên cũng đã bị phá huỷ. 

May mắn thay, do nặng tới 3,5 tấn, không ai có thể lấy cắp cũng không thể đập vỡ, Độc Sơn Đại Ngọc Hải vẫn được bảo toàn. Nó cứ như vậy mà bị bỏ rơi trong cung điện hàng trăm năm.

Cổ vật bị lãng quên

Tuy được làm từ 1 trong 4 thứ ngọc bích quý giá nhất từng được tìm thấy nhưng khi mới phát hiện, Độc Sơn Đại Ngọc Hải có kích thước quá khổ nên rất khó di chuyển qua lại. Vậy là chẳng ai đoái hoài đến việc nghiên cứu giá trị thực của nó. Sau này, có một vị thiền sư phát hiện và chiếu cố chuyển nó vào chùa để chứa rau củ và làm nơi muối dưa chua.

Đến năm hoàng đế Càn Long trị vì, sau khi biết đến "kho báu" Độc Sơn Đại Ngọc Hải, Càn Long vốn là người yêu thích di vật văn hóa đã đích thân sai người đến chùa rước báu vật về Tử Cấm Thành, thảo luận xong thì đặt ở ngay trong công viên Bắc Hải.


Với khối chất liệu quý hiếm và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, Độc Sơn Đại Ngọc Hải một lần nữa được công nhận giá trị và xưng danh bảo vật quốc gia. (Ảnh: NetEase).

Về vấn đề bảo vệ di vật, Trung Quốc là quốc gia có chế độ bảo vệ các di tích văn hóa nghiêm khắc nhất thế giới.

Chúng ta thường thấy rằng, một khi có di tích văn hóa mới được khai quật thì thường đi kèm theo rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Họ cho rằng, mọi di sản, di vật đều mang giá trị lớn lao đối với quốc gia, việc bảo quản cẩn thận chính là trách nhiệm nặng nề của thế hệ này.

Suy cho cùng, trên thế giới còn rất nhiều di tích vẫn nằm im lìm trong lòng đất. Mỗi một di tích văn hóa đều có số phận đặc biệt và câu chuyện đằng sau nó. Các nhà khảo cổ Trung Quốc thường nói vui rằng có những bảo vật nếu không "có duyên" thì sẽ mãi mãi không thể được tìm thấy.

Cập nhật: 16/04/2021 Theo Trí Thức Trẻ