Cội nguồn bất ổn giữa các đĩa kiến tạo

Trái đất bắt đầu tiến trình tái sinh lớp vỏ bề mặt cách đây khoảng 3 tỉ năm, khởi động những vụ đụng độ khủng khiếp giữa các đĩa kiến tạo như ngày nay.

Một lớp vỏ mới liên tục được hình thành trên Trái đất cho đến khi cách đây khoảng 3 tỉ năm trước, lúc hành tinh xanh bắt đầu quá trình tái sinh bề mặt của mình.

Đó là kết quả rút ra từ cuộc nghiên cứu do Đại học Bristol (Anh) thực hiện, nhằm tìm ra câu trả lời về nguồn gốc va chạm giữa các đĩa kiến tạo vẫn đang diễn ra trên toàn cầu.


Dãy Himalaya là kết quả của sự dịch chuyển đĩa kiến tạo Ấn Độ về hướng lục địa Á Âu

Các chuyên gia đã thu thập trầm tích tại các lục địa, từ Úc, lục địa Á Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, tập trung vào những đồng vị zircon có trong những mẫu đất.

Thành phần cấu tạo của đồng vị ôxy bên trong các zircon giúp xác định liệu trầm tích thuộc về lớp vỏ mới hình thành hoặc của lớp vỏ cũ được tái chế.

OurAmazingPlanet dẫn lời nhà khoa học Bruno Dhuime, chuyên gia địa hóa đồng vị tại Đại học Bristol, cho biết phương pháp tiếp cận mới cho phép nhóm của ông dự đoán một cách chính xác khối lượng vỏ lục địa hiện diện xuyên suốt quá trình tiến hóa của Trái đất.

Theo đó, trong 1,5 tỉ năm đầu tiên, tốc độ hình thành lớp vỏ vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 3 km3/năm, đủ để thiết lập khoảng 65% khối lượng bề mặt Trái đất như hiện tại.

Tuy nhiên, quá trình này đã chậm lại cách đây 3 tỉ năm, chỉ còn 1/3 so với tốc độ trước kia, và thay vào đó tiến trình tái chế được khởi động.

Những sự thay đổi trên trùng hợp với sự hình thành các đĩa kiến tạo. Khi đó, các đĩa kiến tạo lục địa và đại dương tạo nên bề mặt Trái đất đã chắc chắn đến nỗi chúng bắt đầu va vào nhau với sức mạnh khủng khiếp.

Và hậu quả là một số đĩa kiến tạo lao xuống phía dưới đĩa khác, gây nên những chuyển động chết chóc như động đất, sóng thần đây đó trên thế giới trong thời gian qua.

“Thách thức kế tiếp của chúng tôi là làm sao xác định được cơ chế kiến tạo đã tạo nên vỏ quả đất trước thời gian cách đây 3 tỉ năm”, theo chuyên gia Dhuime.

Thế nhưng, trở ngại lớn nhất là khó có thể tìm được những tảng đá hình thành trong giai đoạn ban đầu.

Nghiên cứu này đã được công bố trên chuyên san Science.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video