Con người đã đi xa trên những cánh đồng của mình đến thế nào?

Có thể nói, mô hình nông nghiệp thông minh quốc gia của Nhật Bản đang là một trào lưu mới trong ngành nông nghiệp hiện nay trên thế giới và Việt Nam cũng đang cố gắng tham gia nhằm cải cách kỹ thuật sản xuất cũng như giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên bàn ăn của người dân.

"Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng".

Bài ca dao trên có lẽ đã quá quen với bao thế hệ người Việt khi ngành nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn nước, giống... Trong khi nhu cầu lương thực ngày một tăng cao còn diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp và khí hậu ngày một khắc nghiệt, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang trở thành vấn đề thiết yếu.


Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang trở thành vấn đề thiết yếu.

Trong số rất nhiều kỹ thuật nông nghiệp hiện nay, công nghệ điện toán đám mây cho nông nghiệp đang được áp dụng phổ biến. Nguyên nhân chính là người nông dân ngày nay thực sự điều chỉnh, quản lý nguồn lực hữu hạn của mình trước sự biến đổi của khí hậu nhằm duy trì năng suất. Những nguồn lực này bao gồm nguồn nước, dinh dưỡng cho đất, giống, gió, ánh nắng... nhằm đảm bảo canh tác được duy trì bất chấp sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Công nghệ điện toán đám mây cho nông nghiệp hiện nay sử dụng rất nhiều thiết bị, từ các cảm biến, màn hình giám sát đến các trung tâm thu thập số liệu, phòng nghiên cứu. Mục đích chính của công nghệ này là giám sát được năng suất nông nghiệp, phân tích những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra dự báo để người nông dân có thể chuẩn bị.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là người nông dân có thể quản lý từ xa cũng như chăm sóc được một diện tích lớn cây trồng, qua đó tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao hiệu quả.

Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ định vị, dịch vụ kết nối vệ tinh khiến người nông dân có thể nắm bắt được tình hình thời tiết cũng như đưa ra các phương án dự phòng tốt hơn so với việc bị động tìm các biện pháp đối phó giải quyết khi chuyện đã rồi.


Người nông dân có thể quản lý từ xa cũng như chăm sóc được một diện tích lớn cây trồng.

Thậm chí, nhiều công ty đang cố gắng phát triển công nghệ điện toán đám mây ở mức chi tiết nhất có thể (Micro), bao gồm các cảm biến siêu vi có thể xác định được nồng độ dinh dưỡng của đất có đảm bảo cho cây trồng hay không, tình trạng dịch bệnh thế nào và bao giờ thì có thể thu hoạch...

Hiện nay, nhiều tập đoàn nông nghiệp lớn đã áp dụng rộng rãi công nghệ điện toán ví dụ như Monsanto, công ty nổi tiếng thế giới về cung cấp các sản phẩm nông nghiệp. Trong những mùa thu hoạch, Monsanto cho biết họ ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ điện toán trong việc duy trì năng suất và hiệu quả trồng trọt để đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường.

Mới đây, hàng Monsanto đã sử dụng phần mềm BMC Software và Cisco Unified Computing System để tạo nên môi trường công nghệ thông tin nhằm hoàn thành kế hoạch tự động 70% máy chủ của hãng.

Việt Nam và Nhật Bản hợp tác trong công nghệ điện toán cho nông nghiệp

Vào năm 2016, tập đoàn Fujitsu và tập đoàn FPT đã hợp tác khai trương trung tâm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào nông nghiệp (Akisai). Đây là mô hình cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn khép kín, tránh được sâu bệnh, giảm công sức cho người nông dân cũng như nâng cao năng suất.

Mô hình áp dụng công nghệ cao và kỹ thuật điện toán đám mây vào nông nghiệp đã được Fujitsu áp dụng ở Nhật Bản từ năm 2012 và đã đem lại thành công vang dội. Với nguồn tài nguyên eo hẹp trong khi nhu cầu lương thực cao, Fujitsu đã sử dụng công nghệ điện toán đám mây để phát triển mô hình tối ưu hóa các khâu trong nông nghiệp, từ cung cấp vật tư, canh tác cho đến vận chuyển và thậm chí là tiêu thụ.

Thêm vào đó, do thiếu hụt nguồn lao động nên Fujitsu đã phát triển mô hình trồng trọt tiết kiệm nhân lực, tối đa hóa công nghệ tự động và điều khiển từ xa. Hiện hơn 65% số lao động trong ngành nông nghiệp Nhật Bản có độ tuổi trên 65 và ngày càng nhiều lớp trẻ không muốn công tác trong ngành này.


Công nghệ nông nghiệp thông minh, kết hợp nông nghiệp với điện toán đám mây.


Nhờ công nghệ điện toán đám mây mà người nông dân có thể sử dụng các cảm biến trên thực địa để phân tích và cho ra những quyết định tối ưu nhất.

Ngoài ra, sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng khiến việc đồng nhất tiêu chuẩn cũng như tự động hóa quá trình trồng trọt trở thành nhiệm vụ cấp thiết của người nông dân cũng như toàn ngành nông nghiệp.

Không riêng gì Fujitsu hay Monsanto, hàng loạt những công ty có tiếng như Toshiba, Panasonic hay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào mảng tự động hóa và điện toán đám mây cho nông nghiệp trước xu thế phát triển hiện nay.

Có thể nói, mô hình nông nghiệp thông minh quốc gia của Nhật Bản đang là một trào lưu mới trong ngành nông nghiệp hiện nay trên thế giới và Việt Nam cũng đang cố gắng tham gia nhằm cải cách kỹ thuật sản xuất cũng như giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên bàn ăn của người dân.

Cập nhật: 04/02/2017 Theo Thời Đại
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video