Con người đang đối xử với người bạn cá heo như thế nào?

  •   2,73
  • 3.149

Loài người đã và đang làm gì cá heo - sinh vật hiền hòa nhất hành tinh - thế này?

Cá heo có lẽ là một sinh vật đã quá quen thuộc với tất cả mọi người trên toàn thế giới này. Người bình thường nhìn thấy chúng qua tivi, qua tranh ảnh, qua Internet. Người có điều kiện hơn thì được ngắm nhìn và chơi đùa cùng cá heo trong thủy cung. Sinh vật này ai cũng quý, cũng yêu, đơn giản là vì chúng là một trong những loài vật hiền hòa và thân thiện bậc nhất hành tinh này, lại có vẻ ngoài thực sự rất dễ đi vào lòng người.

Cá heo là sinh vật hiền hòa nhất hành tinh.
Cá heo là sinh vật hiền hòa nhất hành tinh.

Đối với người dân miền biển, đặc biệt là dân chài lưới - những người thường xuyên có những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ, cá heo dường như là những người bạn đã quá đỗi quen thuộc. Chúng là loài vật rất hay tò mò, nên thường "lượn lờ" chơi đùa trước mũi tàu, và cảnh tượng dễ thương dưới đây không quá khó để bắt gặp.

Chúng có trí thông minh tuyệt vời và rất gần gũi với con người.
Chúng có trí thông minh tuyệt vời và rất gần gũi với con người.

Cá heo là nhân viên cứu hộ xuất sắc trên biển.
Cá heo là nhân viên cứu hộ xuất sắc trên biển.

Cá heo cũng nổi tiếng là loài vật có trí thông minh tuyệt vời, hơn nữa lại rất gần gũi với con người. Hẳn các bạn đã từng nghe những câu chuyện kiểu như "cá heo cứu người chết đuối", "cá heo bảo vệ người khỏi bị cá mập tấn công"... Thậm chí khi tàu thuyền bị lạc, thủy thủ còn dùng cá heo như một dấu hiệu của đất liền.

Đưa nhau đi trốn...
Đưa nhau đi trốn...

Cá heo ngoài thiên nhiên thật hào sảng, là biểu tượng của sự tự do, hồn nhiên và vô tư. Thế nhưng...

Tại một số nền văn hóa, người ta săn ăn thịt cá heo. Điều này dường như chẳng có gì đáng chê trách, vì xét cho cùng nó tùy thuộc vào văn hóa và tín ngưỡng. Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ phải nghĩ lại khi xem những hình ảnh sau đây.

Đó là khi con người tổ chức những lễ hội chỉ để săn cá heo mà thôi. Có thể lấy ví dụ điển hình tại thị trấn Taiji, Nhật Bản. Hàng năm, người dân thị trấn này lại khiến dư luận thế giới phải bàng hoàng phẫn nộ, khi tiễn đưa cả ngàn con cá heo chỉ sau một mùa săn.

Hàng ngàn chú cá heo bị lùa vào một vịnh nhỏ khép kín.
Hàng ngàn chú cá heo bị lùa vào một vịnh nhỏ khép kín.

Các ngư dân sẽ ra khơi, dùng lưới lùa hàng đàn cá vào một vịnh khép kín.

Các ngư dân sử dụng lao móc, xiên vào xương sống của cá heo...
Các ngư dân sử dụng lao móc, xiên vào xương sống của cá heo...

Rồi kéo từng con lên thuyền.
Rồi kéo từng con lên thuyền.

Một số cá heo có bề ngoài "bảnh", đẹp sẽ được giữ lại và bán cho các thủy cung trên thế giới, hoặc cho những nhà sưu tập thú cảnh với giá từ 80.000 đến 100.000 USD (hơn 2,2 tỉ VNĐ). Còn những cá thể kém may mắn hơn thì bị xẻ thịt ngay tại chỗ để bán ra các chợ phục vụ cho con người.

Cảnh giết cá heo một cách dã man.
Cảnh giết cá heo một cách dã man.

Cá heo bị xẻ thịt rồi đưa ra các chợ hải sản.
Cá heo bị xẻ thịt rồi đưa ra các chợ hải sản.

Theo như Hardy Jones - nhà sản xuất bộ phim tài liệu "The Cove" về hiện tượng săn bắt cá heo từng đạt giải Oscar vào năm 2009 - cho biết: "Mỗi mùa săn, hàng trăm, hàng ngàn cá thể của loài sinh vật thông minh, hiền hòa đã ra đi theo cách không thể tàn khốc hơn, bất kể đực, cái, hay con non".

Bất chấp những cảnh báo về dư lượng thủy ngân có trong thịt cá heo, người ta vẫn tiếp tục ra tay tàn sát chúng vì lợi nhuận lớn.

Vùng biển nhuộm máu cá heo tại thị trấn Taiji.
Vùng biển nhuộm máu cá heo tại thị trấn Taiji.

Tuy nhiên, lễ hội săn cá heo ở Taiji chỉ là một ví dụ điển hình, và dù sao chính phủ Nhật cũng ban hành luật giới hạn số lượng cá heo được săn mỗi mùa lễ hội. Theo ghi nhận, năm 2014 số lượng cá heo bị tàn sát chỉ rơi vào 800 con, con số tương đối thấp so với 2000 vào năm 2003.

Thế nhưng ở rất nhiều nơi trên thế giới, những cuộc đi săn cá heo vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí với quy mô khủng khiếp hơn.

Tại Peru, luật pháp nghiêm cấm việc săn bắt và tiêu thụ cá heo, nhưng dường như điều này chẳng có tác dụng gì. Và mục đích người ta săn cá heo để làm gì ư? Để... làm mồi câu cá mập.

Máu cá heo được tưới xuống biển để dụ dỗ cá mập.
Máu cá heo được tưới xuống biển để dụ dỗ cá mập.

Chúng ta đã từng biết cá mập bị săn đuổi như thế nào vì món súp vi cá - món súp đắt nhất hành tinh. Và để có được thứ nguyên liệu đắt tiền này, con người đã xẻ thịt những con cá heo vô tội nhằm dụ dỗ cá mập vào bẫy. Theo các nhà hoạt động vì động vật, hành vi bất hợp pháp này đã giết chết tới 15.000 cá heo mỗi năm.

Không chỉ cá mập, mà cá heo cũng bị tàn sát để có được món súp đắt nhất hành tinh này.
Không chỉ cá mập, mà cá heo cũng bị tàn sát để có được món súp đắt nhất hành tinh này.

Những hành vi của con người đang dần đẩy loài sinh vật hồn nhiên và vô tư này vào tình cảnh nguy hiểm.

Theo các thống kê từ tổ chức bảo tồn động vật quốc tế, một số loài cá heo hiện nay có số lượng chỉ còn tính bằng con số hàng trăm mà thôi, như trường hợp của cá heo mù Indus tại Pakistan - ước tính chỉ còn 600 con. Một số loài cá heo khác, dù tình trạng không nguy cấp bằng, nhưng với tốc độ hủy diệt của con người thì chẳng sớm thì muộn, loài vật này sẽ rơi vào cảnh diệt vong.

Cập nhật: 22/03/2016 ttvn.vn
  • 2,73
  • 3.149