Con người vốn có sẵn tính lười biếng

Cơ thể con người tự cảm nhận và tối ưu hóa lượng năng lượng sử dụng, điều chỉnh cho phù hợp với kiểu đi bộ của mỗi người, kết quả là năng lượng chúng ta tiêu hao ít nhất có thể.

Con người được "lập trình" lười biếng

Theo các nhà khoa học tại Đại học Simon Fraiser Canada, quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút. Họ yêu cầu các tình nguyện viên đi bộ trong khi đeo lên người một bộ khung, khiến họ gặp khó khăn để có thể đi lại một cách bình thường. Trong một số thí nghiệm, họ còn tăng thêm lực cản ở đầu gối khiến cho việc đi trở nên khó khăn hơn nữa.

"Thí nghiệm của chúng tôi giống như đưa một người vào một thế giới với những quy luật hoàn toàn mới. Tất cả các cách đi bộ đã hình thành, phát triển qua tiến hóa và thời gian đều trở nên lỗi thời ở "thế giới" này", trưởng nhóm nghiên cứu Jessica Selinger cho biết.


Tình nguyện viên tự động điều chỉnh bước đi sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. (Ảnh: IB Times).

Theo IB Times, nghiên cứu được công bố trong tạp chí Current Biology (Sinh học hiện đại) hôm 16/8, chỉ ra rằng cơ thể tự động điều chỉnh tần số bước đi để tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ chỉ trong vòng một phút, ngay cả khi chỉ tiết kiệm chưa đến 5% năng lượng.

"Chúng tôi thấy rằng mọi người sẵn sàng thay đổi cách họ đi bộ, kể cả dáng đi với những đặc điểm đã được hình thành qua hàng triệu bước đi trong cuộc đời họ. Đổi lại, họ chỉ tiết kiệm được một lượng khá nhỏ năng lượng. Điều này chứng tỏ hầu hết chúng ta đều muốn làm mọi việc theo cách ít tốn sức nhất, giống như khi chúng ta chọn đường đi bộ ngắn nhất, hoặc chọn ngồi chứ không phải đứng", thành viên nhóm nghiên cứu Max Donelan cho biết.

"Có thể nói bệnh "lười" cũng có căn cứ sinh lý học của nó, điều này được minh chứng ngay đối với hoạt động đơn giản như đi bộ, hệ thần kinh tiềm thức của chúng ta luôn giám sát việc sử dụng năng lượng và liên tục tối ưu hóa mô hình chuyển động để chúng ta di chuyển càng đỡ tốn sức càng tốt".

"Cảm nhận và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng một cách nhanh chóng và chính xác là một thành tích ấn tượng của hệ thống thần kinh. Muốn làm biếng thực ra người ta phải rất thông minh", Selinger nhận xét.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video