Cọp 3 chân vùng Sumatra

Một camera của Quỹ Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Thế Giới được kín đáo cài đặt ở một Công viên quốc gia Indonesia đã chụp được ảnh một con cọp nguy hiểm vùng Sumatra dường như vừa mới vuột khỏi bẫy. Bức ảnh cho thấy một con cọp cái thiếu mất nửa phần dưới của chân phải.

Đội ngũ nhân viên của WWF nghi ngờ con cọp này chính là con theo như báo cáo đã bị mắc bẫy vào tháng 11 năm 2006, và cho rằng nó tẩu thoát trong tình trạng bị trầy xước hoặc là bị cắt hết móng vuốt. Con cọp này xem ra đang trong tình trạng sức khỏe tốt, có thể gây nguy hiểm cùng với sự hủy diệt.

(Ảnh: BBC)
Cọp vùng Sumatra là một trong những loài cọp gây nguy hiểm nghiêm trọng nhất trên thế giới, có trên dưới 400 con còn sống trong rừng hoang. Người ta chỉ có thể tìm thấy chúng trên bán đảo Sumatra ở Indonesia, nơi chúng bị săn bắn một cách tàn nhẫn để đem bán chợ đen và là nơi mà môi trường sống của chúng nhanh chóng bị phá hoại vì những sự khai phá gỗ và khai phá nông nghiệp.

Thêm vào mối đe dọa đó là những cái bẫy, một số bẫy do những kẻ săn trộm cài công khai để bắt cọp, trong khi hầu hết các bẫy này được thiết kế để bắt những loài vật khác lấy thịt rừng cho dân làng địa phương hoặc là dùng để tiêu diệt các mối nguy hại.

Sunarto - Nhà sinh học nghiên cứu về loài cọp thuộc WWF phát biểu: “Thật thất vọng khi điều này lại xảy ra ngay bên trong một công viên quốc gia, nơi những con cọp lẽ ra phải được bảo vệ. Xem trong mấy bức hình thì con cọp này trông có vẻ đang trong tình trạng rất tốt, nhưng trong tương lai sắp tới thì không chắc lắm. Số lượng cọp vùng Sumatra đang ở mức thấp, do đó chúng ta không thể để mất đi, thậm chí chỉ một con do cái bẫy .”

Các biện pháp chống săn bắn trộm

WWF đang làm việc các cơ quan có chức năng về động vật hoang dã ở Sumatra nhằm nâng cao ý thức bảo tồn loài cọp, kể cả việc thuyết phục người dân thôi không sử dụng bẫy và giáo dục cho họ biết những mối nguy hại đang rình rập ở những việc làm này.

Kể từ năm 2005, WWF và những đội chống săn bắn trộm đã tịch thu ít nhất 101 cái bẫy, 75 cái trong số đó được tìm thấy bên trong những khu vực được bảo vệ thuộc Công Viên Quốc Gia Tesso Nilo và Khu Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Rimbang Baling. Trong 101 cái bẫy này, 23 cái được xác định là đặc biệt dùng để bẫy cọp; số còn lại dùng để bẫy heo rừng, nai và những con gấu ăn mật ong.

Những chiếc camera đặt lén cho thấy Tesso Nilo là một môi trường sống khá tốt cho loài cọp vùng Sumatra, có sẳn nhiều mồi săn tự nhiên trong vùng. Hơn thế, nghiên cứu đã xác nhận rõ ràng là có ít nhất 5 con cọp trong công viên, và 2 con được cho là ở xa khu công viên . Người ta cho biết sẽ dự định mở rộng khu công viên vì số lượng cọp đông đúc hơn, cùng với những môi trường sống hoang dã liên thông với nhau tốt hơn.

DANH PHƯƠNG

Theo Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video