Cua đỏ đồng loạt "diễu hành" ở đảo Giáng Sinh

Hàng triệu con cua đỏ trên đảo Giáng Sinh đang trong mùa di cư từ bãi biển trở lại các cánh rừng, tạo nên một khung cảnh ngoạn mục và đầy màu sắc.


Sau khi cua mẹ đi từ rừng đến các bãi biển để đẻ trứng vào cuối năm, thì đầu năm tiếp theo sẽ là thời điểm hàng triệu con cua non bắt đầu hành trình nhiều km để trở lại các cánh rừng của đảo Giáng Sinh. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Đảo Giáng Sinh
là một vùng lãnh thổ của Australia nằm ở Ấn Độ Dương, phía nam đảo Java của Indonesia. Hòn đảo nhỏ bé này nổi tiếng với loài cua đỏ có tên khoa học Gecarcoidea natalis. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Cứ đến mùa thu hàng năm (tương đương mùa xuân ở Bắc Bán cầu), hàng triệu con cua non sẽ phủ một màu đỏ lên các bãi biển trên hòn đảo và bắt đầu hành trình trở về rừng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Khoảng một tháng trước đó, các con cua cái trưởng thành sẽ vác bụng bầu của mình để đi từ trong rừng, nơi chúng sinh sống, ra các bãi biển của đảo để đẻ trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Những con cua mẹ này sẽ tập trung trên các mỏm đá và chờ đợi thời điểm thích hợp để đẻ trứng xuống biển. Vào thời gian này trong năm, trứng cua nhiều đến nỗi nước biển có màu đen của trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Mỗi con cua cái có thể mang trong mình tới 100.000 trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Chỉ riêng việc đẻ trứng vào nước biển cũng là một cuộc chiến sinh tồn đối với loài cua đỏ trên đảo, vì chúng là động vật trên cạn và không thể tồn dưới mặt nước. Sẽ có nhiều con cua mẹ bị sóng kéo xuống biển và ra đi mãi mãi. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Ngay khi chui ra khỏi trứng, những con cua con sẽ bắt đầu hành trình trở về cội nguồn - đó là những cánh rừng phía trong hòn đảo. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Nếu như màn di cư của những con cua mẹ giống với một cánh rừng đầy lá rụng, thì những con cua con sẽ bao phủ bờ biển của đảo Giáng Sinh với một màu đỏ đặc trưng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).


Khi thủy triều rút cũng là lúc hàng triệu con cua non sẽ xuất hiện, và nếu có mặt ở hiện trường bạn hoàn toàn có thể nghe thấy âm thanh xào xạc của chúng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).

Cập nhật: 04/02/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video