Cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào?

Cúm A là gì?

Những người nhiễm cúm A/H1N1 có thể bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng, một số trường hợp tử vong.

Dịch cúm A là gì, lây nhiễm qua đâu, có nguy hiểm không?

Dịch cúm A là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan từ người sang người. Bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra nhưng phần lớn là cúm A(H1N1).

Theo Cục Y tế dự phòng, cúm A/H1N1 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

  • Cúm A lây qua đường gì?: Virus cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, hôn, hoặc chạm vào những đồ vật có nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi có thể tạo thành dịch bệnh quy mô lớn.
  • Có nguy hiểm không?: Theo nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà virus học Yoshihiro Kawaoka về virus cúm A (H1N1) cho thấy, khác với các virus cúm theo mùa thông thường, cúm A có khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
  • Những đối tượng mắc bệnh: Trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già... là những người dễ mắc cúm A.

Tỷ lệ mắc cúm A/H1N1 thường cao, dễ lây lan và có thể mau chóng gây đại dịch. Tỷ lệ tử vong thấp, khoảng 1-4%. Những người mắc cúm A/H1N1 có thể lây lan bệnh một ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 7 ngày sau khi khởi bệnh. Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70 độ C.


Tỷ lệ mắc cúm A/H1N1 thường cao, dễ lây lan và có thể mau chóng gây đại dịch.

Triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1

Mặc dù bệnh cúm virus A thường bị nhầm lẫn với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, và các loại cúm khác, tuy nhiên, triệu chứng cúm A/H1N1 lại nghiêm trọng hơn.

Sau khoảng 2 ngày bị nhiễm virus và ủ bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng ban đầu như sau:

Người mắc cúm A ở thể nhẹ:

  • Sốt hoặc sốt không cao, thời gian kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, kéo dài 1-2 ngày.
  • Khó chịu ở ngực, ho ở mức độ nhẹ, trung bình và ho khan

Trong khoảng 5 ngày tiếp theo, các triệu chứng khác sẽ biến mất, tuy nhiên, cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cơn ho vẫn còn dai dẳng. Sau đó, tất cả những triệu chứng nêu trên sẽ tự khỏi và biến mất hoàn toàn trong 1 - 2 tuần. Đó là biểu hiện của bệnh cúm nhẹ và chưa gây ra biến chứng.

Ở những bệnh nhân bị cúm nặng, hoặc các đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, thai phụ, người già và bệnh nhân mãn tính, triệu chứng cúm A/H1N1 có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như:

Đối với mắc cúm A ở thể nặng:

  • Sốt cao liên tục từ 39 độ
  • Đau đầu, choáng váng
  • Co giật
  • Tay chân lạnh
  • Phát ban
  • Đau tức ngực
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Tiêu chảy và nôn mửa
  • Da xanh hoặc tái
  • Nằm li bì, ít tương tác

Điều trị bệnh cúm A/H1N1

Cúm A không có thuốc đặc trị, chưa có vắc xin điều trị bệnh này. Việc theo dõi điều trị cần sát sao để tránh lây lan thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu mắc bệnh, người khỏe mạnh bình thường có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần. Đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai thì khi mắc bệnh cần theo dõi, nếu có biến chứng cần đưa đi cấp cứu ngay.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A tại nhà:

1. Uống nhiều nước

Mắc cúm nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. Người mắc cúm A nên uống nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Uống nước trái cây hoặc súp rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể.

2. Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không nóng quá và không lạnh quá, không nên dùng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Theo mayoclinic.org, khi mắc cúm nên ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục, tránh nhiễm trùng.


Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Người mắc cúm A không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình thể trạng để có được liệu pháp dùng thuốc phù hợp.

4. Di chuyển vận động

Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh. Tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi. Nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi hắt hơi hoặc sổ mũi cần dùng giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.

5. Điều trị không khỏi

Những trường hợp sốt quá 7 ngày không khỏi hoặc có các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ mắc bệnh cúm mùa là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người có bệnh mạn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi, tiểu đường, nhân viên y tế.

Để phòng chống cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
  • Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
  • Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là chủng ngừa cúm mỗi năm.
  • Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.
  • Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
Cập nhật: 19/07/2022 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video