Bệnh thương hàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Các chuyên gia cho biết, thương hàn là bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, bệnh có thể lây lan thành dịch. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Thương hàn là bệnh gì?

Thương hàn là sự nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ khỏe hơn sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Bệnh dịch có thể xảy ra khi nhiều người cùng ăn thức ăn nhiễm khuẩn (như ăn cùng một nhà hàng). Một số người bị tiêu chảy nặng phải nhập viện để truyền nước biển và kháng sinh.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng chính của thương hàn là tiêu chảy. Triệu chứng có thể nhẹ, đi tiêu có thể có phân lỏng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Triệu chứng này cũng có thể nặng kèm theo tiêu chảy nước sau mỗi 10 hoặc 15 phút. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như máu trong phân, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và nhức đầu.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.


Thương hàn là sự nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột.

Nguyên nhân gây bệnh

Bạn có thể bị nhiễm thương hàn do ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhất là trứng, thịt bò, gia cầm, trái cây hoặc uống nước hay sữa nhiễm khuẩn. Nấu chín thực phẩm giúp giảm bớt nguy cơ rủi ro nhiễm khuẩn nhưng không hoàn toàn loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn. Thương hàn có thể lây lan từ người sang người khi họ không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh. Thương hàn cũng có thể lây nhiễm sang người từ thú nuôi như rùa và kỳ nhông.

Những ai thường mắc phải bệnh thương hàn?

Phần lớn người mắc bệnh thương hàn thường sống trong điều kiện môi trường kém, ô nhiễm, nhiễm độc và vi khuẩn. Do đó chất lượng vệ sinh ăn uống, sinh hoạt thấp dẫn đến các nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc thương hàn nếu tiếp xúc gần với những người nhiễm bệnh khác.

Hơn nữa, trẻ em nhỏ, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc thương hàn. Tỉ lệ người mắc bệnh thương hàn ở những nước kém phát triển thường cao hơn nhiều so với những nước phát triển.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thương hàn?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc thương hàn cao nếu bạn:

  • Đi đến hoặc làm việc ở những nơi hoặc khu vực đang có dịch thương hàn.
  • Làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc tiếp xúc với vi khuẩn salmonella.
  • Tiếp xúc gần với những người mắc bệnh thương hàn.
  • Có hệ miễn dịch yếu do điều trị bằng thuốc như corticosteroids hoặc bệnh HIV/AIDS.
  • Uống nước nhiễm bẩn có chứa khuẩn salmonella.

Phương pháp điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà bạn gặp phải để chẩn đoán bạn có bị thương hàn hay không. Ngoài ra, bạn sẽ được xét nghiệm mẫu phân, máu và nước tiểu để việc chẩn đoán có kết chính xác nhất. Việc xét nghiệm máu cũng nên được tiến hành để loại bỏ những chứng bệnh khác.


Triệu chứng chính của thương hàn là tiêu chảy.

Nhiễm thương hàn nhẹ thường không cần thuốc. Hầu hết bệnh đều tự khỏi trong vòng 24 đến 48 tiếng. Bạn nên được cách ly hoặc sử dụng nhà tắm riêng. Việc rửa tay sạch là rất cần thiết để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Nếu bị sốt và nhiễm trùng nặng (sốt thương hàn), bạn cần phải điều trị thuốc kháng sinh. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa sự mất nước. Nên tuân thủ chế độ ăn uống kèm theo chất lỏng bao gồm Gatorade hoặc Pedialyte cho đến khi hết chứng tiêu chảy. Sau đó, bạn có thể bắt đầu ăn dần lại thức ăn thông thường. Những sản phẩm từ sữa có thể làm cho chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn, vì vậy bạn nên tránh không ăn trong vài ngày. Nếu bị tiêu chảy nặng, bạn có thể cần truyền dịch.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thương hàn:

  • Nấu chín kỹ thức ăn như thịt và gia cầm.
  • Giữ và bảo quản thức ăn hợp lý (ví dụ như không để rau sa lát có trộn sốt mayonnaise ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ liền).
  • Chỉ nên uống sữa tiệt trùng.
  • Chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn salmonella hoặc động vật có nguy cơ gây nhiễm trùng như: rùa nuôi.
  • Rửa tay kĩ sau khi đi vệ sinh để tránh làm lây lan bệnh.
  • Uống nước có chất điện giải (như nước uống cho các hoạt động thể thao) cho đến khi tiêu chảy dứt hẳn.
  • Ăn chế độ dinh dưỡng nhẹ, nhiều calo sau khi tiêu chảy dứt hẳn.
  • Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn bị mất nước (da nhăn, khô và nước tiểu ít, sậm màu) hoặc có các triệu chứng kéo dài hơn 48 tiếng như: sốt cao, tiêu chảy nặng, vàng da hoặc mắt.
Cập nhật: 10/10/2019 Theo hellobacsi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video