Đà Lạt: Xuất hiện giống hoa lạ, quý hiếm

Hoa hypericum (còn gọi là hoa chuỗi ngọc) đang được trồng tại hệ thống nhà kính thuộc khu vườn của anh Nguyễn Hữu Tiến (225/42 Ngô Tất Tố, P.8, Đà Lạt). Điều khá thú vị là Đà Lạt được mệnh danh là “vương quốc các loài hoa”, nhưng nhà vườn vẫn chưa biết về giống hoa này.

Đây là giống hoa hoàn toàn mới được nhập từ châu Mỹ La tinh do Công ty hoa Dalat Hasfarm cung cấp, hỗ trợ cây giống và kỹ thuật. Khu vườn nhà kính của gia đình anh Nguyễn Hữu Tiến duy nhất được chọn để trồng thử nghiệm giống hoa quý này. Dù là người nông dân lâu năm kinh nghiệm trong nghề trồng hoa, lúc đầu anh Tiến cũng không khỏi phân vân có nên chấp nhận hay không: “Lúc đầu, tôi ái ngại khi nhận giống hoa mới này, vì nhiều năm canh tác hoa cúc quen rồi, vả lại hoa cúc cho thu họach chỉ trong 3 tháng đầu tư. Trong khi hoa này đến 4 tháng”. Nhưng cuối cùng anh cũng quyết đổi mới, và đến nay giống hoa hypericum đem lại nhiều ưu thế vượt trội so với nhiều giống hoa khác. Dù thời gian thu hoạch đến 4 tháng, nhưng khi đã thu hoạch thì có thể kéo dài đến hai năm (cắt cành); sinh trưởng và phát triển tốt, dễ chăm sóc, ít bệnh…

Anh Tiến bên luống hoa hypericum (Ảnh: TN)

Sau đợt trồng thử nghiệm đầu tiên, hoa hypericum cho kết quả tốt, tỏ ra khá hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt. Giống hoa này có nhiều loại, màu sắc đa dạng như: xanh, vàng, lam, đỏ, nhưng hiện nay chỉ có màu đỏ là được trồng vì sức kháng bệnh tốt hơn các hoa màu khác. Điều đặc biệt là loại hoa này có giá trị ở phần trái (chỉ sử dụng trái); người ta dùng trái để điểm cho những lẵng hoa cao cấp. Mỗi cây thường cho từ 10 - 15 cành (hiện nay giá mỗi cành 1.500 - 2.000 đồng). Vườn anh Tiến hiện trồng 4.000 cây giống trên diện tích 800m2. Nếu tính giá thấp nhất là 1.500 đồng/cành, thì lứa hoa đầu tiên này, gia đình anh Tiến thu về gần 100 triệu đồng. Anh Tiến cho biết điều quan trọng khi chăm sóc là ở kỹ thuật cắt xén, tỉa cành, nếu làm đúng sẽ cho trái chất lượng cao.

Trong thời gian tới Dalat Hashfarm sẽ mở rộng diện tích trồng cho các nhà vườn khác ở Đà Lạt. Đồng thời phát triển nhiều màu sắc để đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, theo anh Tiến, hạn chế lớn nhất của hoa hypericum là do giống hoa này mới, nên phải được một đầu mối đứng ra bao tiêu sản phẩm thì người nông dân mới dám trồng. Loài hoa này cũng không được sử dụng đại trà như hoa cúc hay các loại hoa có mặt lâu nay ở xứ sở hoa Đà Lạt.

Bài, ảnh: Lê Hân

Theo Thanh niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video