Đá serpentine: Nguy cơ tiềm tàng của những trận động đất

Một lớp đá tương đối mềm, màu xanh thẫm có tên Serpentine bao phủ các tầng kiến tạo có thể đóng vai trò quan trọng trong những trận động đất kinh hoàng, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, Mỹ.

Serpentine hình thành sâu trong long đại dương, cách bề mặt nước biển khoảng 200 km. Đây là nơi hình thành những trận động đất nguy hiểm nhất trên trái đất, bao gồm cả trận động đất mạnh 9 độ richter gây ra cơn sóng thần thảm khốc ngoài khơi Indonesia tháng 12 năm 2004.

Theo một công trình đăng tải trển ấn bản ngày 21 tháng 12 của tạp chí Science, lớp đá mềm này có thể được hình thành ở tầng đại dương và cũng hiện diện ở những vùng nguy cơ động đất núi lửa cao như vùng biển Caribbe và Nhật Bản. Lớp đá ở đáy biển thường cứng nhưng có thể bị biến đổi sang dạng lỏng dễ cháy dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao.

Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm CNRS của Đại học Lyon cũng nghiên cứu về vấn đề này và phát hiện những lớp đá trên có thể bị vỡ trong quá trình các tầng kiến tạo chuyển động trong các vùng nước giá băng và gây ra động đất.

Tuệ Minh (Theo Terradaily.com)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video