Đã xác định được chu kỳ bán rã của DNA

  •  
  • 1.281

Các nhà di truyền học cổ sinh vật đã dùng xương của loài chim Moa tuyệt chủng để tính toán nửa tuổi thọ của DNA.

Đã xác định được chu kỳ bán rã của DNA

Các nhà nghiên cứu tin rằng mẫu DNA của khủng long vẫn “sống sót” cho đến này nay, nhưng không ai biết chính xác khi nào thì vật liệu di truyền sẽ bắt đầu bị phá huỷ. Hiện nay nghiên cứu trên mẫu hoá thạch thu thập tại New Zealand đang mở ra hi vọng về khả năng nhân bản một cong khủng long ăn thịt (Tyrannosaurus rex).

Sau cái chết của tế bào, enzyme bắt đầu phá vỡ các liên kết giữa các nucleotide (các nucleotide này tạo thành mạch DNA) và vi sinh vật tăng tốc độ phân rã.

Trong thời gian dài, phản ứng với nước được cho là yếu tố gây phá huỷ xương nhiều nhất. Với tình trạng nước ngầm rất phổ biến trong các tầng đất đá thì việc DNA trong các mẫu xương bị chôn vùi, theo lý thuyết, sẽ bị phân rã ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên xác định tốc độ phân rã là một việc làm khó khăn vì rất hiếm để tìm được một lượng lớn các hoá thạch có chứa DNA để so sánh. Hơn nữa các yếu môi trường như nhiệt độ, mức độ hoạt động của vi sinh vật và sự oxy hoá cũng làm thay đổi tốc độ của quá trình phân rã.

Các nhà di truyền học cổ sinh vật đã tiến hành nghiên cứu 158 xương chân có chứa DNA của loài chim Moa nói trên. Các xương này có niên đại khoảng 600-8000 năm và đã được tìm thấy tại các vị trí cách nhau trong vòng khoảng 5km và trong điều kiện chôn vùi gần như giống nhau và đều ở nhiệt độ 13,1 độ C. Phát hiện này được công bố trên Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B1.

Bằng cách so sánh tuổi của mẫu vật và tình trạng phân huỷ của DNA, các nhà nghiên cứu đã tính toán được thời gian bán rã của DNA là 521 năm.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng thậm chí trong một bộ xương hoá thạch tại nhiệt độ lí tưởng là -500C DNA cũng bị phá huỷ lâu nhất là 6,8 triệu năm, trong khi các xương khủng long có niên đại ít nhất là 65 triệu năm.

Điều này khẳng định các công bố về việc tìm thấy DNA của khủng long và hoá thạch hổ phách chứa các loại côn trùng là không có thật.

Chuỗi DNA có tuổi lâu đời nhất đã được xác định là khoảng nửa triệu năm.

Phạm Thị Bích Thu (Nature)
  • 1.281