Xác định được sự tiến hóa của vượn người

  •  
  • 2.530

Kỹ thuật quét CT (chụp quét cắt lớp điện toán) mảnh sọ hóa thạch có niên đại khoảng 1,4 triệu năm có thể giúp các nhà nghiên cứu kết thúc một cuộc tranh luận lâu dài về sự tiến hóa của chi vượn người Australopithecus ở Châu Phi – tổ tiên của con người hiện đại.

>>> Phát hiện hóa thạch tổ tiên chung của con người và các loài linh trưởng hiện đại

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, cho biết phương pháp chụp CT đã cung cấp những thông tin quan trọng về giải phẫu bên trong khuôn mặt.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã không chú ý đến tầm quan trọng của đặc điểm trên khuôn mặt ở một số loài Australopithecus, đặc biệt là hai chiếc xương được gọi là “cột chống đỡ phía trước” kéo dài từ răng nanh đến khe mũi.

Tiến sĩ Brian Villmoare (Đại học London và Đại học George Washington) và giáo sư William Kimbel (Đại học bang Arizona) đã tiến hành phân tích bằng cách quét CT sọ hóa thạch từ 5 loài Australopithecus và thấy cấu trúc bên trong của những xương trụ phía trước ở các loài là khá khác nhau.

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét CT để tìm hiểu sự tiến hóa của chi vượn người Australopithecus. (Ảnh: Science Daily)
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét CT để tìm hiểu
sự tiến hóa của chi vượn người Australopithecus. (Ảnh: Science Daily)

Theo nhóm tác giả, loài A. robustus ở Nam Phi và loài A. boisei ở Đông Phi có những chiếc xương chắc chắn và đặc, mô xương xốp, trong khi loài A. africanus (cũng từ Nam Phi) chỉ có những chiếc xương trụ rỗng. Sự khác biệt đó cho thấy xương trụ phía trước ở các loài khác nhau thì phát triển theo các cách khác nhau.

Phát hiện này đã phủ nhận lại dòng lý thuyết từ lâu cho rằng các tính năng cũng như đặc điểm khuôn mặt của các loài đều thừa hưởng từ một tổ tiên chung và đưa ra nhận định sự tương đồng bên ngoài của loài A. Africanus và loài A. Robustus Nam Phi là do quá trình tiến hóa song song.

“Chúng tôi tin rằng sự giống nhau về mặt giải phẫu bên trong khuôn mặt có thể hình thành giả thuyết rằng có một nhánh tiến hóa riêng biệt của “người vượn phương nam” và loài A. Africanus cũng như A. Boisei đều có một tổ tiên chung”, Tiến sĩ Villmoare phát biểu.

Nét tương đồng của xương trụ phía trước ở những loài Australopith khác nhau có thể xuất phát từ chế độ ăn uống giống nhau mặc dù chúng không phải là cùng một tổ tiên”, ông nói thêm.

Theo Sciencedaily, Đất Việt
  • 2.530