Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Các nhà nghiên cứu Úc khám phá rằng việc vắc xin mRNA đi vào máu có thể gây tác dụng phụ như đau đầu và sốt.

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT và Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne dẫn đầu đã đưa ra phân tích chi tiết đầu tiên về cách vắc xin mRNA lưu thông và phân hủy trong máu người.

Nghiên cứu phân tích 156 mẫu máu từ 19 cá nhân trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin mRNA tăng cường của Moderna.


Nghiên cứu mới sẽ giúp cải thiện vắc xin mRNA để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn - (Ảnh: AFP)

Vắc xin mRNA được thiết kế để lưu lại trong các hạch bạch huyết nhằm sản sinh kháng thể chống nhiễm trùng, tuy nhiên nghiên cứu phát hiện ra rằng một lượng nhỏ đã đi vào máu.

"Mức độ vắc xin đi vào máu ở mỗi cá nhân là khác nhau, điều này có thể giải thích một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu và mệt mỏi, được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin", Yi Ju, đồng tác giả của nghiên cứu từ khoa khoa học tại Đại học RMIT, giải thích trên trang của Đại học RMIT.

Tuy nhiên, ông Ju nhấn mạnh lượng vắc xin đi vào máu rất nhỏ nên vắc xin mRNA vẫn an toàn và hiệu quả.

"Hiểu được mối quan hệ hệ quả giữa lượng vắc xin lưu thông trong máu và các tác dụng phụ này sẽ là một lĩnh vực quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai", ông cho biết.

"Bằng cách hiểu được sự phân bố sinh học của các thành phần này, chúng ta có thể cung cấp thông tin tốt hơn về các thiết kế vắc xin trong tương lai để giảm thiểu rủi ro. 

Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những hiểu biết có giá trị về việc cải thiện vắc xin mRNA để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn", giáo sư Stephen Kent của Viện Doherty, đồng tác giả, nhấn mạnh.

Kể từ khi vắc xin mRNA Covid-19 đầu tiên được công bố, các nhà khoa học đã khai thác công nghệ này để phát triển vắc xin và liệu pháp điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư.

Khác với các loại vắc xin truyền thống sử dụng vi rút đã bị làm suy yếu, vắc xin công nghệ mRNA này sử dụng hướng dẫn di truyền để thúc đẩy cơ thể sản xuất một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Có thể được phát triển nhanh chóng, khả năng thích ứng với các biến thể mới đã giúp loại vắc xin này trở nên phổ biến trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Cập nhật: 22/10/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video