Đằng sau bức ảnh sét đánh tượng Chúa Jesus ở Brazil

Nhiếp ảnh gia đã đứng trước trời bão suốt 3 giờ đồng hồ và chụp tổng cộng 500 tấm ảnh phơi sáng khác nhau chỉ để tạo ra một bức ảnh sét đánh độc nhất vô nhị.


Bức ảnh nhận được gần 168.000 lượt thích trên Instagram. (Ảnh: Fernando Braga).

Tuần trước, nhiếp ảnh gia Fernando Braga vô tình chụp được cảnh sét đánh vào tượng Chúa Jesus cao nhất Brazil khi một cơn giông bất ngờ đổ bộ vào bờ biển Rio de Janeiro.

Trong bức ảnh, tia sét đã đánh trúng vào đầu bức tượng cao 38 m, tạo ra một cảnh tượng có một không hai. Bức ảnh và video ghi lại khoảnh khắc này đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem, gần 168.000 lượt thích và 3.156 bình luận.

Chủ nhân của bức ảnh độc nhất này là Fernando Braga. “Ánh sáng của thần thánh!!! Thứ sáu!!! Bức ảnh được chụp vào ngày 10/2/2023”, nhiếp ảnh gia chia sẻ trên Instagram.

Ông cho biết đã đứng ngoài trời giữa cơn bão suốt 3 tiếng đồng hồ để ghi lại khoảnh khắc hoàn hảo này. Vì được nhiều người yêu cầu, Braga còn quay video timelapse cảnh sét đánh trúng bức tượng Chúa cùng với 500 tấm ảnh đã qua xử lý khác nhau và thậm chí còn đổi ống kính liên tục trong suốt quá trình chụp.

Trên tài khoản Instagram cá nhân, Braga đã chia sẻ câu chuyện để làm ra tấm hình lịch sử này. Ông nói rằng quá trình thực ra không quá khó khăn. Ông bắt đầu chụp từ 16h và hoàn thành lúc 20h30. Tia sét trong bức ảnh diễn ra chính xác vào lúc 18h55.

“Sau suốt 3 tiếng và 500 tấm ảnh phơi sáng khác nhau, tấm ảnh huyền thoại này đã được ra đời. Tôi đã mất không biết bao nhiêu ngày để luyện tập cho khoảnh khắc này và cuối cùng vẫn luôn là công cốc. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.


Video timelapse ghi lại quá trình chụp tấm ảnh sét đánh của Braga. (Ảnh: Fernando Braga).

Braga cho biết ông đã dùng máy ảnh Nikon D800 với hai ống kính 70-200mm f/2.8 và 70mm f/8 để ghi lại thành công khoảnh khắc này. Bức ảnh hy hữu được chụp ở tốc độ màn trập 13 giây và ISO 100.

Nhiếp ảnh gia đã ghép một video timelapse từ tất cả tấm ảnh đã chụp và làm một video Reel trên Instagram zoom vào tấm ảnh để chỉ rõ tia chớp đã đánh trúng chính xác vào bức tượng Chúa cao 38m ở Brazil.

“Tôi gặp phải rất nhiều cản trở trong quá trình bắt đúng cảnh tia chớp đánh vào đầu bức tượng. Trời mưa rất to và đêm khuya cũng sắp trôi khiến tôi nản lòng muốn bỏ cuộc vài lần”, ông chia sẻ.

Nhiều người dùng cũng cảm thán về bức ảnh có một không hai này và khen nhiếp ảnh gia vì may mắn bắt được khoảnh khắc vàng.

“Với công nghệ quay video 4K 60 fps hiện nay, không khó để chụp những bức ảnh tia sáng như thế này, chỉ cần quay lại cảnh cơn bão và chọn đúng vào khung hình có thời điểm bạn muốn. Nhưng đây vẫn là một tấm ảnh rất ngầu. Hãy chụp một tấm như vậy với tượng Nữ thần Tự do đi”, một người dùng bình luận.

Tượng Chúa Cứu thế trên đỉnh núi nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil được xem là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới. Tác phẩm này là một trong những tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới.

Với chiều cao 38 m và nằm trên đỉnh Corcovado, một ngọn núi cao 710m với rừng rậm rạp ở Brazil, tượng chỉ đứng sau Cristo de la Concordia ở Bolivia (40m) và Christ the King ở Ba Lan (52m).

Nhưng do nằm trên đỉnh núi, công trình này dễ bị sét đánh và trên thực tế không ít lần trở thành cột thu lôi trong năm. Vào năm 2008, một cơn bão lớn đã làm hư hại phần đầu, lông mày và ngón tay của tượng.

Sau đó, vào năm 2014, sét đánh lại tiếp tục làm gãy một ngón tay của tượng. Vì vậy, các nhà chức trách quyết định sửa chữa mảnh vỡ trên một ngón tay khác và phần đầu của bức tượng do lần sét đánh trước đó, đồng thời lắp thêm các cột thu lôi bổ sung gần bức tượng.

Cập nhật: 21/02/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video