Đảo đột ngột trồi lên giữa biển, lớn gấp 12 lần sau 2 năm

Cách đây 2 năm, một hòn đảo nhỏ đột ngột trồi lên giữa biển sau một vụ phun trào núi lửa và "ăn thịt" một hòn đảo khác ở Thái Bình Dương. Hòn đảo này đã phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt và cho tới nay đã đạt kích cỡ gấp 12 lần kích thước ban đầu.

Đảo núi lửa Nishinoshima ngày càng mở rộng diện tích sau 2 năm


Hoàn đảo nhỏ mới trồi lên sau khi núi lửa phun ở giữa Thái Bình Dương tháng 11/2013...

Đảo núi lửa tí hon lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Bình Dương vào tháng 11/2013, cạnh đảo Nishinoshima và không ngừng vươn rộng cho tới khi sáp nhập cả hai thành một hòn đảo lớn.


...và lớn lên nhanh đến kinh ngạc tính đến tháng 12/2013.

Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật phát hiện ra rằng, hòn đảo này hiện đã lớn gấp 12 lần kích thước ban đầu.

Theo báo Japan Today, hòn đảo Nishinoshima mới hiện cao hơn 100 mét, rộng 1.900 mét từ đông sang tây và khoảng 1.950 mét theo chiều bắc - nam.


Trong một bức ảnh chụp từ không gian ngày 25/12/2013, hòn đảo mới nổi đang vươn rộng và thôn tính cả hòn đảo Nishinoshima cạnh nó.

Các đợt phun trào của núi lửa dưới đáy biển vẫn tiếp tục gia tăng thêm diện tích cho đảo. Và các nhà khoa học tin rằng, hoạt động này sẽ khó sớm chấm dứt. Trong một cuộc khảo sát từ trên không đối với hòn đảo, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật đã quan sát được một cột khói cao 1.200 mét và việc phun trào đá từ núi lửa đang hoạt động dưới đáy biển vài lần mỗi phút.


Ảnh vệ tinh chụp ngày 8/12/2013 (trái) và ngày 24/12/2013 ở cùng khu vực đã cho thấy rõ quá trình đảo mới, nhỏ đang "ăn thịt" đảo cũ lớn hơn.

Ban đầu, các nhà khoa học không rõ hòn đảo sẽ tồn tại được bao lâu, vì các hòn đảo núi lửa nhỏ dạng này có xu hướng biến mất sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, cũng đã nhiều năm kể từ khi núi lửa này trỗi dậy, do lần phun trào lớn gần đây nhất diễn ra cách đây gần 60 năm, trong khoảng năm 1973 - 1974.


Các đợt phun trào núi lửa ở đảo Nishinoshima sáp nhập vẫn không ngừng diễn ra...

Các nhà khoa học coi hòn đảo núi lửa mới hình thành năm 2013 là cơ hội hiếm có để nghiên cứu việc sự sống bắt đầu xâm chiếm vùng đất trơ trọi như thế nào. Ngay cả khi hòn đảo gần như là tập hợp đá trơ trụi hình thành từ dung nham nguội mát đi, họ vẫn tin rằng một ngày nào đó cây cối và thậm chí cả động vật sẽ xuất hiện ở đây.


...và khó chấm dứt trong thời gian tới.

Naoki Kachi, giáo sư đứng đầu Ủy ban nghiên cứu Ogasawara của Đại học Tokyo (Nhật) giải thích, sau khi hoạt động núi lửa dịu xuống, những gì có thể xảy ra tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của thực vật do các dòng nước biển mang tới hoặc do mầm cây bám dính vào chân chim.


Hòn đảo núi lửa hiện đã tăng gấp 12 lần kích cỡ ban đầu so với khi mới trồi lên mặt biển cách đây 2 năm.

Các loài chim biển, vốn thường sử dụng các đảo đá xa xôi như nơi trú chân tạm thời, được cho là cuối cùng có thể đến xây tổ trên đảo. Chất bài tiết của chúng cùng với những sợi lông rụng xuống, thức ăn bị ợ ra hoặc xác chết thối rữa, rốt cuộc sẽ trở thành phân bón tự nhiên, làm đất trên đảo trở nên màu mỡ giúp các hạt mầm do gió mang tới hoặc do các con chim bay ngang qua thả rơi, phát triển.

Bản thân đảo Nishinoshima cũ với diện tích vẻn vẹn 0,22km2, từng là nơi trú ngụ của một số đàn chim cho tới khi các vụ phun trào núi lửa khiến chúng hoảng sợ bỏ đi.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video