Đau gót chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau gót chân là bệnh gì?

Tình trạng đau gót chân không những khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động. Đây là một bộ phận nâng đỡ cả cơ thể, do đó bạn có thể bị đau gót chân khi đứng quá lâu hoặc chạy nhiều. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến người bệnh bị đau gót chân.

Nguyên nhân gây ra đau gót chân

Khi vùng mặt dưới gót chân của bạn bị đau thì mức độ sẽ tăng lên khi thay đổi động tác. Đặc biệt, bạn sẽ bị đau gót chân mỗi sáng, lúc mới ngủ dậy và bước chân xuống giường, nhưng sau khi vận động một lúc thì các triệu chứng đau giảm dần, đó chính là biểu hiện của bệnh ở gót chân.


 Có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến 1 người bị đau gót chân mỗi sáng.

Đau gót chân khiến bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động. Đây là một bộ phận nâng đỡ cả cơ thể, do đó bạn có thể bị đau gót chân khi đứng quá lâu hoặc chạy nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây đau gót chân không đơn giản như vậy. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến 1 người bị đau gót chân mỗi sáng, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm cân gan chân: Tình trạng này thường xảy ra khi có quá nhiều áp lực lên bàn chân, khiến cho dây chằng Plantar bị tổn thương và dẫn đến cứng khớp và đau gót chân mỗi sáng.
  • Bong gân và căng cơ: Tình trạng này có thể gây đau gót chân mỗi sáng hoặc bất cứ khi nào người bệnh có chuyển động cơ thể. Nguyên nhân là do hoạt động thể chất quá mức gây nên. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào tình huống gây chấn thương.
  • Viêm cột sống dính khớp gây đau gót chân mỗi sáng, chiều: Bệnh lý này thường sẽ ảnh hưởng đến cột sống, không chỉ khiến người bệnh bị đau gót chân mà còn có thể gây viêm đốt sống nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thoái hóa xương sụn: Thoái hóa xương sụn sẽ gây đau gót chân, nếu không kịp thời điều trị thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp phản ứng là do xảy ra nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể.
  • Gãy xương: Gãy xương là một tình trạng y tế cần phải được cấp cứu, do đó nếu nghi ngờ gãy xương thì không nên tự điều trị tại nhà.
  • Viêm gân gót chân: Đây là tình trạng gân gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức, từ đó dẫn đến viêm và tổn thương đến khu vực xung quanh gót chân với biểu hiện là đau gót chân mỗi sáng.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch chính là một túi chứa dịch lỏng ở các vị trí xung quanh khớp. Những túi dịch này thường xuất hiện ở vị trí khớp xương phải thường xuyên cử động. Nếu bao hoạt dịch khớp bị viêm thì người bệnh sẽ bị đau gót chân mỗi sáng, chiều hoặc bất cứ khi nào có cử động cơ thể.
  • Hội chứng ống cổ chân: Hội chứng này không chỉ khiến người bệnh bị đau gót chân mỗi sáng mà còn gây ra các cơn đau rát dọc phía bên trong mắt cá và lòng bàn chân, cô cùng khó chịu.

Điều trị đau gót chân

Khi có các triệu chứng đau gót chân, người bệnh thường quan tâm đến vấn đề như: “Đau gót chân phải làm sao?” hay “đau gót chân dùng thuốc gì?”. Thực tế, có nhiều phương pháp để điều trị cũng như làm thuyên giảm các triệu chứng của tình trạng đau gót chân như:

  • Nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối kết hợp với chườm túi đá vào vùng gót chân và không được đi chân đất;
  • Kết hợp thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân để giúp giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.
  • Người bệnh cũng nên chọn giày dép có lót đế mềm hoặc chỉnh hình nếu bị bất thường xương ở bàn chân.

Trong trường hợp khi bị đau quá mức thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc. Việc người bệnh “đau gót chân dùng thuốc gì?” thì bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế, mức độ bệnh để kê đơn. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ.


Đau gót chân mỗi sáng khiến bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động.

Cách phòng tránh đau gót chân

Mọi người có thể thực hiện một số cách sau đây để tránh chấn thương ở gót chân và đồng thời ngăn cơn đau xuất hiện:

  • Nên mang giày vừa vặn và có thêm miếng đệm lót chân. Trường hợp phải đi bộ lâu thì cần hạn chế đi chân đất;
  • Khi vận động thể thể chất phải mang giày vừa vặn, khởi động cơ trước và giữ nhịp độ phù hợp trong quá trình tập;
  • Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt hoặc bị đau nhức cơ bắp;
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để có cân nặng phù hợp.

Tóm lại, đau gót chân là một triệu chứng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Để đảm bảo an toàn thì khi bị đau gót chân, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám, giúp tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Cập nhật: 28/08/2021 Theo vinmec
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video