Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  •   4,52
  • 2.154

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan dễ mắc phải do ăn uống, vận động thiếu khoa học. Cùng tìm hiểu triệu chứng từng cấp độ, cách điều trị và nên ăn gì, kiêng gì khi mắc phải.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ ở bên trong vượt quá 5% trọng lượng của gan. Thông thường, gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… Những người vận động ít và ăn uống không khoa học thường dễ bị gan nhiễm mỡ.

Trong hầu hết các trường hợp, gan nhiễm mỡ chỉ là một triệu chứng do tích lũy mỡ quá nhiều trong gan. Tuy nhiên, có khoảng 20% trường hợp mắc bệnh có thể dẫn đến xơ gan.

Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ ở bên trong vượt quá 5% trọng lượng của gan.

Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ độ 1

Lượng mỡ có trong gan chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% tổng trọng lượng lá gan.

Có thể xuất hiện triệu chứng hay mệt mỏi

Giai đoạn này sẽ không có biểu hiện nào cụ thể, khá lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Với người khỏe mạnh bình sẽ rất khó để phát hiện ra gan nhiễm mỡ, chỉ phát hiện ra khi đi xét nghiệm, siêu âm

Gan nhiễm mỡ độ 2

Lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 10 đến 20% tổng trọng lượng lá gan.

Người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như: chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, ăn không ngon, cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, buồn nôn.

Những triệu chứng này khá phổ biến nên dễ bị bỏ qua, làm cho bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Với giai đoạn này, các mô mỡ đã xuất hiện rõ trên nhu mô gan và cơ hoành. Đây là giai đoạn tích tụ nên hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để. Biện pháp duy nhất để tránh bệnh tiến triển nặng hơn là ăn uống theo chế độ khoa học, tập thể dục thường xuyên để tạo sự miễn dịch tốt cho gan. Không sử dụng các chất kích thích, bia rượu…

Gan nhiễm mỡ độ 3

Trong giai đoạn 3, tỷ lệ mỡ trong gan có thể lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan, độ lây lan của nhu mỡ tại gan tăng lên nhanh chóng và đáng kể. Các biểu hiện đặc trưng trong giai đoạn 3 bao gồm: Vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng, u mạch nổi trên da, đau tức vùng hạ sườn bên phải…

Đây là giai đoạn nặng nhất, cũng nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ và hoàn toàn có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nếu gan nhiễm mỡ đã bị biến chứng thì không còn khả năng chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với bệnh đến suốt đời, khả năng kéo dài tuổi thọ phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả điều trị.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ở diễn biến nặng, bệnh có thể biến chứng thành xơ gan và ung thư gan, có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Với giai đoạn đầu, bệnh thường không nguy hiểm, gan vẫn chưa bị thoái hóa hoàn toàn, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Chứng bệnh này phát triển khá âm thầm và chỉ có biểu hiện khi đã trở nên nặng hơn, do vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

  • Béo phì: Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ của chất béo dư thừa trong gan, những người béo phì có tỷ lệ bị bệnh rất cao.
  • Bị tiểu đường: Sự tích tụ chất béo liên quan nhiều đến tình trạng kháng insulin có ở người bệnh tiểu đường.
  • Sử dụng nhiều rượu bia.
  • Mang thai.
  • Người có lượng cholesterol cao.

Để biết rõ nhất tình trạng gan nhiễm mỡ thì nên đến các đơn vị uy tín để làm xét nghiệm và siêu âm gan nhiễm mỡ. Thông thường thì các bác sĩ sẽ siêu âm, đưa ra ảnh chụp lá gan để phân tích tình trạng gan nhiễm mỡ.

Bia rượu, béo phì, ít vận động là nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ.
Bia rượu, béo phì, ít vận động là nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ.

Điều trị gan nhiễm mỡ

Khi bị gan nhiễm mỡ, điều đầu tiên người bệnh cần phải thực hiện là giảm cân và tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích…

Kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách có chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên.

Sử dụng các loại thuốc điều trị gan nhiễm mỡ theo từng cấp độ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Ngoài ra người bệnh cần tiêm chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ người bệnh khỏi virus có thể gây tổn thương cho gan.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Ăn uống, tập thể dục là vấn đề quan trọng đối với cả người bệnh và người chưa bị gan nhiễm mỡ.

Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

  • Các loại hoa quả tươi, rau xanh: Đây là các loại thực phẩm có khả năng làm mát gan, tăng cường chức năng cho gan, bổ sung chất xơ cho cơ thể. Các loại rau củ quả nên sử dụng nhiều như: rau cải, cam, bưởi, rau má, rau cần, súp lơ…
  • Nhộng tằm và cá tươi chứa nhiều protein, ít béo giúp giảm gánh nặng cho gan mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
  • Gan nhiễm mỡ nên uống các loại trà xanh, lá sen, atiso có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan tốt, lại giúp thanh nhiệt và điều hòa cơ thể.

Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

  • Những thức ăn giàu cholesterol: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật… là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao nên tránh.
  • Các loại thịt đỏ: Trong thịt đỏ có nhiều protein và được chuyển hóa tại gan. Hạn chế ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp gan bớt đi gánh nặng hiệu quả.
  • Chất béo, mỡ động vật: Gan không thể bài tiết mỡ, do vậy khi ăn vào mỡ sẽ tích tụ lại gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, hạn chế ăn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho gan.
  • Tránh xa các loại đồ ăn, uống có chất kích thích hoặc chứa cồn
  • Không ăn các loại gia vị hoặc đồ ăn cay, nóng

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ. Hãy luôn ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân trong gia đình mình.

Máu nhiễm mỡ là gì? Cách ăn kiêng cho người bị máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Cập nhật: 27/04/2019 Theo khampha
  • 4,52
  • 2.154